Chia Sẽ Kinh Nghiệm Về IT



Tìm Kiếm Với Google
-


Gởi Ðề Tài Mới  Gửi trả lời
 
Công Cụ Xếp Bài
Tuổi 15-07-2010, 10:57 AM   #1
hoctinhoc
Guest
 
Trả Lời: n/a
Mua máy chủ - tại sao lại là máy chủ LifeCom ?
Mua máy chủ - tại sao lại là máy chủ LifeCom ?

Trông xa thì máy chủ giống máy để bàn (desktop), nhưng nếu xem xét kỹ về kiến trúc và công nghệ thì máy chủ khác hẳn. Doanh nghiệp luôn đòi hỏi website, hệ thống e-mail hay CRM, ERP ở trạng thái sẵn sàng cung cấp thông tin, có thể truy cập được 24/24. Người quản trị mạng không thể thức cùng bạn để bật máy khi bạn cần mà chỉ có hệ thống CNTT vận hành liên tục tự động. Vì vậy, máy chủ là một phần không thể thiếu gắn liền với khái niệm “vận hành kinh doanh liên tục” (business continuity) của Doanh Nghiệp.

Sự khác biệt của máy chủ so với máy để bàn thể hiện rõ nét nhất ở chất lượng lẫn số lượng thành phần. Về chất lượng, các thành phần của máy chủ được thiết kế nhằm đạt được khả năng chịu lỗi hay tránh lỗi hiệu quả hơn. Đơn cử trường hợp bộ nhớ RAM: máy chủ luôn sử dụng loại RAM có khả năng kiểm tra lỗi (ECC) mà các dòng máy để bàn không đòi hỏi; đến nay riêng đối với kỹ thuật kiểm tra lỗi đã có nhiều cấp độ như ECC, Chipkill, FBD, bit-steering... Về số lượng, máy chủ thường gắn liền với khái niệm “nhiều” và “dự phòng” (redundant). Chẳng hạn, người dùng bình thường sẽ chỉ dùng máy tính để bàn chạy một bộ vi xử lý 2 nhân hay 4 nhân, 6 nhân. Nhưng máy chủ có thể gắn từ 2,4, 8 bộ vi xử lý... Hơn thế nữa, chúng có thể kết nối với nhau để tạo thành các tổ hợp tính toán dựa trên tổng số bộ vi xử lý và tài nguyên khác mà chúng có (scalability).

LifeCom có khái niệm “On Demand”, có thể hiểu là “đón sẵn nhu cầu điện toán của DN”: để đảm bảo máy chủ luôn vận hành tốt, khi bán máy chủ, Nhất Tiến Chung thiết kế LifeCom luôn gắn dư các bộ vi xử lý. Đến thời điểm DN phải tính toán nhiều thì họ có thể liên hệ với Nhất Tiến Chung để thuê tạm thời các bộ vi xử lý sẵn có và chỉ cần kích hoạt chúng lên khi sử dụng. Trường hợp khác, nếu bất ngờ có 1 bộ vi xử lý bị hỏng thì các bộ vi xử lý dự phòng sẽ mau chóng thay thế. Khái niệm On Demand của LifeCom cũng áp dụng với các thành phần khác của máy chủ.

Tuy nhiên, làm sao DN đảm bảo đủ máy chủ vận hành khi các nguồn máy móc và thiết bị linh kiện dự phòng đã được khai thác hết? Công nghệ ảo hóa (virtualization) là câu trả lời. Từ 2006, công nghệ ảo hóa (CNAH) đã vươn mạnh ra khỏi các phòng thí nghiệm và xuất hiện trong các máy chủ của DN với những tên tuổi như VMWare, SWSoft Virtuozzo... Điểm mạnh của CNAH là cho phép chuyên viên CNTT thiết lập hay gỡ bỏ nhanh chóng các máy chủ ảo (virtual servers), đồng thời cho phép phân bổ động các tài nguyên giữa nhiều máy chủ ảo đang cùng chạy bên trong 1 máy chủ. Nhờ cách phân bổ động này, DN có thể khai thác tối ưu tài nguyên của hệ thống máy chủ thay vì lãng phí chúng, đồng thời tiết kiệm tiền điện, không gian...

Máy chủ khi được dùng để vận hành 1 hệ thống e-mail có thể không dùng hết năng suất xử lý của BVXL hay dung lượng bộ nhớ RAM... Nếu để không thì lãng phí, nhưng chuyên viên CNTT của DN có thể sử dụng CNAH để tập trung các nguồn tài nguyên phần cứng chưa được khai thác này lại và biến chúng thành 1 máy chủ ảo. Một ví dụ khác: phòng CNTT cần gấp 1 máy chủ mới để cung cấp dịch vụ. Phòng tài chính đã duyệt chi nhưng qui trình mua hàng mất gần 1 tuần. Khi đó, phòng CNTT nên tạo ra máy chủ ảo.

CNAH có thể xem như thuật “phân thân của Tôn Ngộ Không”, theo một chuyên gia, “CNAH có thể biến 1 máy chủ (phần cứng) thành nhiều máy chủ (phần mềm ảo) và ngược lại, biến nhiều thành 1”. Hầu hết các tập đoàn CNTT lớn như BMC, Computer Associates, IBM, HP, Microsoft, Sun, Unisys, SuperMicro, LifeCom đều có các giải pháp ảo hóa của riêng họ.

Thị trường máy chủ toàn cầu rất đa dạng với các sản phẩm của những tên tuổi lớn như IBM, HP-Compaq, Sun Microsystems, Dell, SuperMicro. Việt Nam cũng có những hãng cung cấp máy chủ với qui mô nhỏ hơn như T&H, CMS, FPT Elead, Khai Trí, VTB, Nhất Tiến Chung ...

Về hình thức bên ngoài, máy chủ thường có 3 loại:

1./ dạng tháp đứng (tower)



2./ dạng lắp ngang vào các khung máy chủ (rack server)


3./ và máy chủ phiến mỏng (blade server).



Hiện, đa số các hãng đều cung cấp cả 3 loại máy chủ cho các tổ chức/DN.

Note: Máy chủ thương mại ngày nay phần lớn dựa trên BVXL Intel hay AMD. Ngoài các BVXL này, DN có thêm những chọn lựa BVXL khác như Power của IBM, Sparc của Sun, PA-RISC của HP, v.v... Đối với thị trường DN ứng dụng, các hãng này cung cấp nhiều dòng máy chủ dựa trên nhiều loại BVXL khác nhau. HP, IBM đều có các máy chủ chạy chip riêng của họ cùng các dòng máy chạy chip Intel, AMD.

Các công ty của Việt Nam thường cung cấp máy chủ dựa trên BVXL Intel. Trong thực tế, trải qua quá trình hình thành và phát triển, một DN có thể mua và kết hợp sử dụng nhiều dòng máy chủ.



---------------------------------
NgocKet



  Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này
Gửi trả lời


Công Cụ
Xếp Bài

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Hình Cảm xúc đang Mở
[IMG] đang Mở
Mã HTML đang Tắt




Bây giờ là 02:06 AM. Giờ GMT +7



Diễn đàn tin học QuantriNet
quantrinet.com | quantrimang.co.cc
Founded by Trương Văn Phương | Developed by QuantriNet's members.
Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.