Chia Sẽ Kinh Nghiệm Về IT



Tìm Kiếm Với Google
-


Linux Applications Tập hợp các bài viếc hướng dẫn cài đặt các ứng dụng phổ biến trên Linux (CentOS)

Gởi Ðề Tài Mới  Gửi trả lời
 
Công Cụ Xếp Bài
Tuổi 29-05-2013, 09:01 AM   #1
hoctinhoc
Guest
 
Trả Lời: n/a
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng FreeNas
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng FreeNas

Hiện nay chúng ta thường hay lưu trữ dữ liệu như thế nào. Câu hỏi này nếu 4 năm trước đây, mình sẽ trả lời ngay là chứa vào từng cái HDD một chứ sao nữa. Lúc đấy dung lượng của HDD còn ít, số lượng HDD của mình cũng ít, việc quản lý HDD và dữ liệu trên đó nói chung là không có gì phức tạp. Những files quan trọng thì cứ back up 2-3 nơi, cộng thêm việc ghi ra CD/DVD lưu trữ nữa, nên lỡ HDD mà có trái gió trở trời thì cũng còn có nơi để mà lấy lại.

Đến khi lượng dữ liệu đã ngày một phình to ra, nhất là thời buổi số hóa như hiện nay, tất cả DVD, bluray, nhạc, hình ảnh, giấy tờ, etc đều được lưu trữ trên HDD, và số lượng HDD không chỉ dừng ở một vài mà lên đến hàng chục và tiếp tục tăng theo thời gian thì việc lưu trữ của mình kiểu như vậy không còn hiệu quả nữa. Nhu cầu đặt ra là phải gom HDD lại thành khối cho dễ quản lý, có khả năng bảo toàn dữ liệu (phần nào) khi có trục trặc xảy ra với đĩa cứng. Trong tương lai, nhu cầu ấy sẽ biến thành phải có khả năng bảo toàn dữ liệu tuyệt đối, tức là sẽ có hệ thống backup 1:1.

Để gộp HDD lại thành từng khối thì mình đã dùng RAID5 trên linux (mdadm) hơn 2 năm nay. Từ khi chạy RAID5, mặc dù có hao HDD, nhưng dữ liệu của mình khá an toàn, và nhất là việc quản lý dữ liệu đơn giản hơn rất nhiều, không còn tình trạng lắp từng HDD vào tìm files nữa. Đã có 2 lần hỏng HDD và chỉ cần bỏ HDD hỏng ra, cho HDD mới vào là RAID5 sẽ tự động initialize lại hệ thống. Tuy nhiên chạy Raid trên linux đòi hỏi phải có kiến thức tí xíu về Linux, nếu không thì sử dụng những loại NAS đã có sẵn RAID. Nếu bạn đang có ý định xây dựng 1 hệ thống lưu trữ gia đình, và muốn gộp nhiều HDD thành 1 khối, và hoàn toàn không biết gì hết về linux, thì FreeNAS là một lựa chọn rất xứng đáng vì những nguyên nhân sau:

- Hệ điều hành gọn nhẹ, chạy trên USB 2G và chỉ 2G thôi nhé, nhiều hơn cũng phí vì không sử dụng đến
- Sử dụng webui để quản lý, chia sẻ trong mạng nội bộ rất dễ dàng. Bạn không cần phải biết về linux gì hết và có thể thử ngay FreeNAS mà không đụng chạm gì đến máy tính hiện tại của mình
- Sử dụng ZFS, là hệ thống quản lý files có nhiều ưu việt hơn so với các hình thức khác như raid 5, raid 6 của linux. 2 ưu điểm lớn nhất của ZFS mà mình thấy là việc format, tái tạo khối lưu trữ nhanh chóng, và khả năng quay về trạng thái cũ (snapshot). Ngoài ra, tính năng tự sửa lỗi (self-healing) và copy-on-write sẽ giúp bạn tránh được dữ liệu bị lỗi.

Về ZFS và FreeNAS, nếu các bạn thử google thì sẽ thấy ra kết quả rất nhiều, tuy nhiên bằng ngôn ngữ Việt thì ít thấy, do vậy mình tạo bài viết này, coi như để Việt hóa những kết quả từ google, để nếu có ai muốn thử qua và sử dụng thì sẽ nhanh hơn, ngoài ra nếu ai có những khó khăn vướng mắc gì thì chúng ta có 1 nơi để cùng nhau chia sẻ.

Nội dung bài này sẽ gồm các phần sau:

1. Cơ bản về ZFS và các định dạng raid phổ biến:

ZFS là tên viết tắt của Zettabyte File System, tuy nhiên hiện nay tên ZFS này không liên quan gì đến Zettabyte hết, vì khả năng của nó còn gấp nhiều lần hơn thế nữa. ZFS được phát triển bởi Sun Microsystems, nó vừa là một chuẩn định dạng đĩa cứng và cũng là một hệt thống quản lý dạng khối.

ZFS khởi thủy được chạy chính trên nền OpenSolaris, tuy nhiên hiện nay nó đã được hỗ trợ bởi FreeBSD (có sẵn) và Linux (phải cài đặt).

Hệ thống lưu trữ ZFS:

Hệ thống lưu trữ ZFS được dựa vào từng pool, mỗi pool có nhiều vdevs, và mỗi vdev gồm nhiều ổ cứng khác nhau.

Như vậy các mức độ raid trên ZFS sẽ tùy thuộc vào từng vdev. Hiện nay có 5 loại cơ bản:

- Striped (raid 0): Gộp nhiều cái làm 1, không có redundancy, 1 ổ cứng hỏng là sẽ đi luôn toàn khối
- Mirrored (raid 1): Tương tự như backup 1:1, an toàn cho dữ liệu nhất
- Raidz (raid 5): Cần ít nhất 3 HDD, cho phép hỏng 1 HDD.
- Raidz2 (raid 6): Tương tự raidz, nhưng cho phép hỏng 2 HDD.
- Raidz3: Cho phép hỏng 3 HDD

Nếu đã quyết định dùng vdev loại nào thì chúng ta không thể cho thêm HDD vào vdev đó được nữa, nhưng chúng ta có thể gộp nhiều vdev lại thành 1 pool. Ví dụ hiện nay mình có 1 pool gồm 1 vdev raidz 3 HDD, nếu muốn gộp thêm vào pool này thì phải cho thêm 3 HDD vào nữa.

2. Yêu cầu về phần cứng cho việc chạy ZFS trên FreeNAS

FreeNAS là hệ điều hành thu gọn của FreeBSD nên tương thích phần cứng phụ thuộc vào FreeBSD mà freeBSD cũng tương đối kén phần cứng. Nói chung nên tránh các hệ thống quá cũ. Các bạn có thể tham khảo khả năng tương thích ở đây:

http://www.freebsd.org/releases/8.3R/hardware.html

Tất cả các tác vụ đọc/ghi trên ZFS đều được ghi tạm trên bộ nhớ nên để ZFS đạt tốc độ cao, thì hệ thống nên có nhiều ram, càng nhiều càng tốt, tối thiểu nên là 4G.

Muốn tăng tốc độ đọc thêm nữa thì có thể cho thêm 1 SSD làm cache.

3. Hướng dẫn cài đặt FreeNAS:

Bước 1: chuẩn bị USB

USB cần thiết là 2G. Nhiều hơn cũng sẽ phí đi vì không thể sử dụng được phần thừa ra sau khi đã cài đặt FreeNAS.

Vì FreeNAS chạy trên nền hệ điều hành FreeBSD thu nhỏ nên để cài đặt được FreeNAS trên USB thì USB phải được làm sạch sẽ, kể cả partition mặc địch FAT32 cũng phải được xóa đi thì ta mới copy và khởi động FreeNAS từ USB được.

Công cụ diskpart của windows được sử dụng để làm sạch USB. Trên màn hình CMD, gõ vào diskpart, sẽ có 1 màn hình của DISKPART hiện ra như sau:




Gõ tiếp dòng lệnh list disk, để xem các HDD, USB, hiện có trên máy, nhìn kỹ vào disk chứa USB là disk nào. Lưu ý, phần này quan trọng, bạn có thể xóa nhầm các HDD khác trên máy tính một cách rất nhanh chóng.

Sau khi đã xác định được vị trí của USB cần làm sạch, USB của mình nằm ở disk 1, chúng ta chọn nó bằng select disk 1, và tiến hành tiếp clean:




Bước 2: Cài đặt FreeNAS lên USB

Trong bước này, mình sử dụng FreeNA8.0.4-p3-x64, là phiên bản ổn định mới nhất của FreeNAS làm ví dụ.

Những phần mềm cần thiết:

- FreeNAS: http://sourceforge.net/projects/free...mg.xz/download
- 7-zip: http://downloads.sourceforge.net/sevenzip/7z920-x64.msi
- Win32 Disk imager: https://launchpad.net/win32-image-wr...ger-binary.zip

Sau khi đã có 3 files này, chúng ta tiến hành cài đặt 7-zip và dùng 7-zip file manager để bung (extract) file FreeNAS-8.0.4-RELEASE-p3-x64.img.xz thành FreeNAS-8.0.4-RELEASE-p3-x64.img có dung lượng 1.86G như sau:




Kiểm tra lại file IMG:



Tiếp tục giải nén file win32diskimager-binary.zip ra một chỗ nào đó và chạy file Win32DiskImager.exe để bắt đầu copy FreeNAS-8.0.4-RELEASE-p3-x64.img qua USB



Sau khi copy hoàn tất, chúng ta có thể gắn USB này vào máy tính. Vào bios chọn khởi động từ USB và bật máy tính lên. Để ý trên màn hình máy tính, khi nào hiện ra bảng này là quá trình khởi động FreeNAS hoàn tất:




4. Thiết lập cấu hình ban đầu cho FreeNAS:

Bước 1: Thiết lập IP tĩnh:

Ở bảng trên, nếu bạn thấy địa chỉ IP ngay trên Enter an option from 1-11, thì bây giờ bạn có thể vào FreeNAS webui bằng địa chỉ đó được rồi. Địa chỉ IP đó được tự cấp bởi router, do vậy bạn nên thiết lập IP tĩnh cho PC của mình. Ngoài ra, bước này cũng sẽ dành cho trường hợp sau khi khởi động xong FreeNAS, router không tự cấp IP cho PC, bạn sẽ không thể truy cập vào FreeNAS webui được.

Trên bảng Console setup có 11 lựa chọn, bạn chọn như trong hình, với địa chỉ IP mà bạn mong muốn, IP mình đang sử dụng là 192.168.1.46:




Ở dòng cuối cùng Configure IPv6? (y/n), sau khi bạn nhấn nenter, máy tính sẽ khởi động lại đường mạng, khi thấy restarting network : ok có nghĩa là IP tĩnh đã được thiết lập.




Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang webui làm việc trực tiếp trên đó luôn.

Bước 2: Thiết lập cấu hình FreeNAS trên WebUI

Network: Do chúng ta thiết lập IP tĩnh từ bước trên, nên phần này chúng ta phải thiết lập Default GatewayNameserver để cho FreeNAS có thể thu/nhận tín hiệu bên ngoài. Default Gateway bạn có thể dùng lệnh ipconfig trên máy tính windows của bạn để biết được. Default gateway trên máy tính mình là 192.168.1.1 do vậy mình thiết lập như thế này:




Sau khi nhấn Save, vào Network Summary kiểm tra lại:




Bây giờ FreeNAS đã có thể down và up với thế giới bên ngoài

Account:

Bước đầu tiên là nên tạo 1 user mới. User này có quyền admin và có toàn quyền chỉnh sửa những files chia sẻ trên windows. Username mình chọn là ha, thuộc nhóm (group) wheel là nhóm có quyền admin.




Tạo xong sẽ thấy tên mình trong Users của tab Account:




Storage:

Để tạo kho dữ liệu, chúng ta nhấn vào Create Volume. Ở đây mình làm 1 RAIDZ gồm 4 HDD. Lưu ý phần Force 4096 bytes sector size. Những HDD mới với Advance Format thì nên chọn lựa chọn này:




Trước tiên là thay đổi quyền kiểm soát của khối dữ liệu vừa tạo. Mặc định sẽ do root có quyền ghi, bây giờ ta thay đổi quyền cho user:







Bây giờ vào phần Disks để bật các tính năng về SMART, HDD Spindown lên.




Vào từng Disk, chọn Edit. Ở đây mình chọn cho HDD tắt sau 1h:




Làm lần lượt từng HDD một, khi xong rồi, nhìn vào danh sách HDD sẽ thành thế này:




Trong phần Storage này, chúng ta cũng có thể import những pool có sẵn (trường hợp USB hư, tạo lại USB mới, hay là import pool được tạo từ những hệ thống khác như OpenSolaris, Ubuntu), hoặc import ổ cứng NTFS, FAT32.

Nhập volume có sẵn trên HDD vào FreeNAS:




Các định dạng HDD mà FreeNAS hỗ trợ:




Sharing:

Nhấn vào tab sharing để cài đặt việc chia sẻ qua mạng. Trong danh mục ta thấy có thể tạo liên kết chia sẻ đến máy MAC, máy Unix, hoặc máy Windows. Nhấn vào tab Windows, và chọn Add Windows Share.




Lưu ý phần Inherit Owner, để có thể ghi lên được từ windows, thì bạn tạo 1 user trên windows trùng tên và password với user tạo ở FreeNAS. Nếu muốn chia sẻ cho mọi người đều đọc được thì chọn Allow Guest Access. Kéo xuống phía dưới, nhấn OK.




Đến bước này vẫn chưa chia sẻ ngay được, mà chúng ta cần phải bật Service CIFS lên.

Services:

FreeNAS đã cài đặt sẵn các service để chúng ta sử dụng luôn, để chia sẻ trên mạng thì chúng ta có thể chia sẻ qua CIFS hoặc NFS, phần trên ta cấu hình CIFS nên cần phải bật CIFS lên. Ngoài ra cũng nên bật SSH và SMART.




Ở phần cấu hình của SMART, do chúng ta đã cấu hình HDD ở phần trước cho tự tắt sau 1h rồi, thì ở phần này, chúng ta phải chỉnh lại SMART không cho kiểm tra HDD nếu HDD đang ở trạng thái nghỉ. Nếu không chỉnh phần này thì SMART sẽ chạy suốt và HDD sẽ không bao giờ tắt:




Như vậy các bước cơ bản để vận hành FreeNAS đã hoàn tất. Chúng ta có thể bắt đầu sử dụng để copy files vào được rồi.


Cấu hình trên Client

Sau Add xong Volume và share với (Windows Share và Linux Share) --> tiếp tục vào Control Service start 2 dịch vụ: NFS và CIST lên sau đó từ linux truy cập vào như sau

1. Trên Windows bạn vào Start --> Run gõ \\ip của freenas
2. Trên linux gõ lệnh sau

mount -t nfs 192.168.1.100:/mnt/Data/ /onapp/backups/

Với /mnt/Data là tên Volume Share trên free nas
/onapp/backups là thư mục bạn muốn mount vào


Nếu muốn đưa vào fstab thì bạn thêm dòng sau vào fstab

Trích dẫn:

192.16.3.3:/mnt/Data/ /onapp/backups nfs defaults 0 0





Tham khảo:

http://forum.hdvnbits.org/nas/freenas-mot-lua-chon-cho-he-thong-luu-tru-zfs-59200.html


http://vnpro.org/forum/showthread.ph...rung-t%C3%A2m?

http://www.quantrimang.com.vn/m/Server/83402.aspx


  Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này
Gửi trả lời


Công Cụ
Xếp Bài

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Hình Cảm xúc đang Mở
[IMG] đang Mở
Mã HTML đang Tắt




Bây giờ là 09:41 PM. Giờ GMT +7



Diễn đàn tin học QuantriNet
quantrinet.com | quantrimang.co.cc
Founded by Trương Văn Phương | Developed by QuantriNet's members.
Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.