Chia Sẽ Kinh Nghiệm Về IT



Tìm Kiếm Với Google
-


 
 
Công Cụ Xếp Bài
Tuổi 07-08-2010, 04:35 PM   #1
hoctinhoc
Guest
 
Trả Lời: n/a
Kỹ năng mềm: Yếu tố để thành công
Kỹ năng mềm: Yếu tố để thành công




Mục lục
  • Kỹ năng mềm: Yếu tố để thành công »
    • 1 - Đào tạo kỹ năng mềm: Việc cần làm
    • 2 - Những kỹ năng mềm cơ bản
    • 3 - Kỹ năng mềm: Rèn luyện như thế nào?
    • 4 - Khởi đầu thuận lợi




Trước kia, doanh nghiệp (DN) chú trọng tuyển nhân viên (NV) có trình độ chuyên môn tốt. Nhưng hiện nay, “Kỹ năng mềm” (KNM) - Soft skills lại là một trong những tiêu chí quan trọng, đặc biệt là trong ngành công nghiệp sáng tạo như CNTT.



Đào tạo kỹ năng mềm: Việc cần làm

Các công ty đầu tư KNM cho nhân viên sẽ hưởng lợi về lâu dài. Nhưng nhiều công ty vẫn có tâm lý ngại tốn kém, sợ mất thời gian. Và điều họ lo nhất là nếu đào tạo xong, nhân viên lại nghỉ việc sẽ gây lãng phí

.


Những kỹ năng mềm cơ bản
Kỹ năng mềm: Rèn luyện như thế nào?
Rèn luyện kỹ năng mềm (KNM) là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất vẫn là bản thân người lao động. Các yếu tố còn lại chỉ mang tính hỗ trợ.


Khởi đầu thuận lợi

Khi tham gia ứng tuyển vào các vị trí công việc hay thực tập tại doanh nghiệp (DN), người tìm việc cần có những kỹ năng mềm (KNM) gì?



Trước kia, doanh nghiệp (DN) chú trọng tuyển nhân viên (NV) có trình độ chuyên môn tốt. Nhưng hiện nay, “Kỹ năng mềm” (KNM) - Soft skills lại là một trong những tiêu chí quan trọng, đặc biệt là trong ngành công nghiệp sáng tạo như CNTT.
Đào tạo kỹ năng mềm: Việc cần làm
Các công ty đầu tư KNM cho nhân viên sẽ hưởng lợi về lâu dài. Nhưng nhiều công ty vẫn có tâm lý ngại tốn kém, sợ mất thời gian. Và điều họ lo nhất là nếu đào tạo xong, nhân viên lại nghỉ việc sẽ gây lãng phí.
Khái niệm

Thuật ngữ kỹ năng mềm (KNM) dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống như kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, xử lý khủng hoảng, sáng tạo... Chúng không liên quan đến kiến thức chuyên môn và thường không được đào tạo chính quy trong nhà trường. Để rèn luyện các kỹ năng này, hầu hết các bạn trẻ, sinh viên (SV), NV mới thường tự học và nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ chính bản thân và những người xung quanh.

Một số công ty có để ý đến KNM nhưng lại cho đó là việc nhân viên nên tự rèn luyện thay vì đơn vị có các hoạt động đào tạo hỗ trợ. Trái ngược với kỹ năng “mềm” là kỹ năng “cứng” - KNC (hard skills). Nó vẫn được hiểu là năng lực học vấn, kinh nghiệm trong công việc cũng như sự thành thạo về chuyên môn. Những KNC là tiêu chí xét tuyển hàng đầu và sắp xếp nhân lực vào những vị trí cấp cao, nhưng các tiêu chí này chưa đủ để giúp bạn vượt qua các ứng viên khác trong các đợt tuyển dụng hay thăng tiến trong công việc. Bên cạnh KNC, bạn còn cần phải có cả những KNM vì thực tế cho thấy nhiều người thành đạt đôi khi không phải nhờ vào KNC mà nhờ KNM. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là: bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này.

Bà Đỗ Thanh Hà, phụ trách Marketing của eBay.vn tại Việt Nam định nghĩa đơn giản: "KNM là phong cách sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo... KNM có vai trò đặc biệt quan trọng để quyết định bạn có thể làm việc hiệu quả lâu dài hoặc có tố chất làm lãnh đạo hay không?”.

Với định nghĩa của bà Hà, KNM là khả năng, là cách thức mọi người tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh. Điều đó không hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, kiến thức mà còn phụ thuộc vào việc “phải rèn luyện mới có”. Nhìn chung, người Việt Nam yếu về KNM vì nền văn hóa Việt là văn hóa cộng đồng, không khuyến khích cái tôi cá nhân. Điều này ảnh hưởng khá rõ ràng tới sự phát triển KNM của giới trẻ hiện nay.

Ông Nguyễn Quốc Đông, một quản lý dự án (Project Manager) của F-soft lại cho rằng: “KNM có thể là khả năng thực hiện một công việc nào đó trong một hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. Các kỹ năng có thể là kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp và kỹ năng sống. Những người khác nhau thì có các kỹ năng khác nhau nhưng kỹ năng sống là kỹ năng cơ bản thì bất cứ ai dù làm nghề gì cũng cần phải có và rèn luyện”.

Tại sao cần?

Bà Lê Thị Thu Hà, chuyên viên dự án của Viện Công nghệ Môi trường, Đại học Bách Khoa Hà Nội chia sẻ: “Trong khi SV nước ngoài thường chủ động, chuyên nghiệp trong các hoạt động ngoại khóa hay hoạt động xã hội, thì SV Việt Nam còn thiếu các KNM trong những hoạt động này. Chính vì thiếu KNM nên khi tuyển dụng, mặc dù có điểm số học tập rất cao nhưng họ vẫn không vượt qua đợt sát hạch của các nhà tuyển dụng. Tại Viện tôi, ngay khi tuyển dụng được NV, chúng tôi lại tiếp tục phải đào tạo thêm nhiều kỹ năng cho NV mới mà đúng ra những kỹ năng này các bạn đó có thể tự mình rèn luyện từ trước”.

Theo bà Đỗ Thanh Hà: "Trình độ chuyên môn là cần thiết nhưng để thành công thì không thể thiếu KNM. Tại những công ty thiên về Internet và năng động như eBay.vn, chúng tôi đã loại khá nhiều người có thành tích rất tốt trên giấy tờ nhưng qua trao đổi, phỏng vấn lại không gây ấn tượng như bản thành tích được liệt kê. Một người không thể thuyết phục được nhà tuyển dụng thì cũng khó có thể thuyết phục được đối tác hay khách hàng".

Rõ ràng với nhiều nhà quản lý, KNM trong nhiều trường hợp chính là chìa khoá giúp họ lựa chọn các ứng viên vào làm việc trong công ty mình, hoặc là yếu tố quyết định lựa chọn các nhà quản lý tương lai và giúp các cá nhân thăng tiến. KNM sẽ khiến một cá nhân trở nên nổi bật hơn trong số những người xung quanh đồng thời giúp mọi người cùng thành công, mang lại lợi ích chung cho công ty.

Anh Nguyễn Văn Vĩnh, Trưởng phòng Phát triển Merchant của website chuyên về thanh toán trực tuyến Nganluong.vn cho biết: “Theo một số thống kê, các chỉ số và hiệu quả công việc đều tăng hơn đáng kể so với trước khi tiến hành đào tạo các KNM cho NV. Ngoài các yếu tố liên quan tới doanh số, doanh thu, các hợp đồng ký kết…, thì không khí làm việc, tinh thần, thái độ, khả năng làm việc nhóm của mọi người đều nâng cao. Việc giao tiếp, chia sẻ, thông suốt từ cấp lãnh đạo đến NV được cải thiện. Đây là tài sản đáng giá, vô hình nhưng góp phần mang lại lợi ích trực tiếp cho công ty”.

Còn ngại đầu tư!

Thực tế hiện nay, không ít công ty đã lưu ý nhiều hơn tới các KNM của NV bên cạnh những KNC. Tuy nhiên, việc chú trọng và quan tâm vẫn mang tính hình thức, chưa có nhiều biện pháp hỗ trợ cho NV nâng cao, rèn luyện các KNM.

Ông Lê Trung Kiên, cán bộ một đơn vị CNTT của Bộ Quốc Phòng vừa được đơn vị cử đi đào tạo tại Mỹ một năm đã nhận định: “Hiện tại, khá nhiều trường đại học trong nước chỉ chú trọng đến việc đào tạo kiến thức chuyên môn và quên trang bị cho SV những kỹ năng cơ bản để tìm việc, làm việc khiến nhiều bạn trẻ rất lúng túng khi phải đối mặt với những tình huống phức tạp trong thực tế. Học sinh, SV chỉ tập trung vào việc học để có điểm cao với những tầm bằng tốt. Nhưng những tấm bằng tốt này chỉ mang tính chuyên môn đơn thuần. Trong khi đó ở nước ngoài, học sinh trung học đã được đào tạo và tạo điều kiện tham gia rèn luyện các KNM rất bài bản”.

Nói về việc đào tạo KNM, ông Nguyễn Quý Long, giảng viên Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân (Hà Nội) cho rằng, đây là vấn đề “3 bên”: của trường học/đại học, các công ty và bản thân người lao động. Rõ ràng, các trường đại học ở Việt Nam mới chỉ chú trọng đến đào tạo kiến thức chuyên ngành. Nếu không tự đào tạo ở môi trường xã hội hay trường đời, người lao động có thể được các công ty tuyển dụng hỗ trợ. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều cho rằng cách duy nhất để ứng viên rèn luyện KNM là phải học hỏi, trau dồi thường xuyên, tạo cho mình phản xạ tức thời khi gặp các tình huống bất ngờ.

Nhiều công ty đã ý thức được tầm quan trọng về KNM đối với NV. Tuy nhiên, số lượng các công ty trong nước có mảng đào tạo, cử người đi tu nghiệp, nâng cao KNM cho NV so với các công ty nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa. Các công ty trong nước, nhất là các công ty có quy mô nhỏ thường “né tránh” hoặc không muốn đào tạo KNM do hạn chế về ngân sách, chính sách, chiến lược phát triển.

Ông Nguyễn Huy Bình đang làm việc tại một công ty FDI, chia sẻ: “Tôi đã quyết định nghỉ ở một cơ quan nhà nước và một số công ty trong nước để làm cho DN nước ngoài. Ngoài các yếu tố lương thưởng, tôi rất thích việc được đào tạo các kỹ năng ngoài chuyên môn. Đây không chỉ là quyền lợi mà còn là trách nhiệm. Tôi thấy mình liên tục được học hỏi, nâng cao các kỹ năng mà trước đó tôi vốn không để ý và chú trọng. Như thế cũng có nghĩa tôi thấy mình phát triển toàn diện hơn, có nhiều kỹ năng sống hơn. Nghĩ lại, tôi thấy buồn cho một số đơn

Những kỹ năng mềm cơ bản
Kỹ năng giao tiếp
(Communication skill)


Một trong những yếu tố giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn của các nhà tuyển dụng là khả năng giao tiếp. Bạn cần biết cách trao đổi, truyền đạt thông tin rõ ràng đồng thời biết cách lắng nghe người khác. Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công việc. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử là một trong những kỹ năng mềm (KNM) vô cùng quan trọng đối với NV mới vào nghề cũng như một CEO lâu năm. Đối với những nhân viên (NV) marketing, tiếp thị, kinh doanh, đây được coi là yếu tố quan trọng không thể thiếu để đến với thành công.

Tinh thần đồng đội (Team-work)

Khái niệm team-work đã trở nên rất phổ biến và gần như trở thành tiêu chí chung của nhiều công ty. Các nhà tuyển dụng rất thích những NV thể hiện được khả năng làm việc tốt trong tập thể. Hòa đồng với tập thể không chỉ có nghĩa là có tính cộng tác mà còn thể hiện khả năng lãnh đạo tốt khi đến thời điểm thích hợp. Có thể tới một lúc nào đó, sự xung đột xuất hiện trong tập thể của bạn, hãy tỏ ra chủ động dàn xếp.

Năng lực thích nghi
(Adaptation ability)


Có thể bạn được đào tạo một chuyên ngành nhưng khi làm việc, lĩnh vực lại không liên quan nhiều đến chuyên môn. Bạn có thể thích nghi được với những tình huống và những thách thức mới? Bạn có sẵn sàng đón nhận những thay đổi và đưa ra những ý tưởng mới? Khả năng thích nghi và tính sáng tạo sẽ phát huy hiệu quả trong những trường hợp này. Nếu bạn thích nghi tốt, bạn có thể hoạt động trong nhiều môi trường khác nhau, chịu được nhiều loại áp lực.

Kỹ năng quản trị thời gian
(Time management)


Chắc chắn nhiều lúc ai cũng thấy mình ngập chìm trong núi việc. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách quản trị thời gian của mình hiệu quả, những việc tưởng như không thể làm xong lại có thể hoàn thành đúng hạn với chất lượng tốt. Để làm được như vậy, bạn cần chọn đâu là việc quan trọng, cần được ưu tiên và phân bố thời gian hợp lý để giải quyết. Theo thống kê, chỉ 20% công việc quan trọng lại tạo nên 80% hiệu quả. Vì vậy, bạn chỉ cần dành thời gian để giải quyết 20% công việc để thành công. Đừng cố sức làm nhiều việc chỉ để đạt 20% hiệu quả.

Kỹ năng giải quyết vấn đề
(Problem solving skill)


Làm sao biết đâu là vấn đề quan trọng để giải quyết trong vô số hiện tượng phát sinh là một kỹ năng hết sức quan trọng. Người thành công không phải là người giải quyết tất cả công việc mà là người biết đâu là việc quan trọng để làm. Giống quản trị thời gian, hãy phân loại, tổ chức, phân nhóm các việc. Ưu tiên làm những việc quan trọng, cần thiết trước, phân bổ thời gian hợp lý sẽ mang lại thành công.

Kỹ năng thuyết trình
(Presentation skill)


Với nhiều ngành nghề và vị trí, thuyết trình là việc diễn ra thường xuyên. Có thể nói việc thuyết trình tốt có ý nghĩa lớn và mang lại ấn tượng sâu đậm với người nghe. Thuyết trình tốt giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng nhận bạn vào làm việc. Thuyết trình tốt giúp bạn chiến thắng và chiếm cảm tình của đối tác. Nếu thông tin của bạn rất hay, quan trọng nhưng bạn không biết cách thuyết trình thì nhiều lúc công sức của bạn bỏ ra cũng sẽ lãng phí, không có được hiệu quả như mong đợi.

Khả năng sáng tạo (Creative ability)

Sáng tạo là điều không thể thiếu trong mọi công ty. Vấn đề ở chỗ bạn có phải là người mang lại những đổi mới, những giải pháp sáng tạo cho công ty hay không. Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra những giải pháp mới cho công việc của mình khiến nó hấp dẫn hơn thậm chí đối với cả những công việc mang tính lặp đi lặp lại. Sự sáng tạo có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy, nó khiến bạn đủ dũng cảm để theo đuổi một ý tưởng vốn bị mắc kẹt trong suy nghĩ và cuối cùng là bạn vượt qua được nó.


Khi tiếng điện thoại reo, người phụ trách bộ phận bận chưa kịp nghe máy. Minh Lợi, NV của bộ phận khác ngồi gần đã nói “Đây không phải việc của em” khi có người đề nghị Lợi nghe máy dùm. Bà Hà Minh Châu, Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Âu Cơ vô tình nghe được câu trả lời đã quyết định họp nhóm của Lợi và ra thông báo cho Lợi nghỉ việc. Theo bà Châu, một NV không có tinh thần hỗ trợ đồng đội, thiếu kỹ năng làm việc nhóm, thiếu tinh tế trong ứng xử và giao tiếp thì khó có thể mang lại thành công cho công ty.Tinh thần lạc quan, tích cực
(Optimistic thinking)


Tinh thần lạc quan và niềm tin vào thành công có ý nghĩa không chỉ với bản thân một cá nhân mà còn ảnh hưởng tích cực tới những người xung quanh. Cách nghĩ lạc quan có thể giúp bạn phát triển trên một chặng đường dài. Nó là một vốn quý trong môi trường làm việc, giúp đánh bại thái độ yếm thế và bi quan. Ngoài việc tự lạc quan, những ai có khả năng khiến người khác lạc quan, tin tưởng công việc chung cũng được đánh giá rất cao.

Ham học hỏi, chấp nhận thất bại (Learning willingness)

Không ai biết tất cả mọi thứ và không ai có thể luôn thành công. Hãy cố gắng biến những thất bại thành những kinh nghiệm và bài học cho bản thân. Hãy cố gắng không ngừng học hỏi để mở rộng phổ kiến thức và kinh nghiệm. Đây là những kỹ năng mang tính thử thách nhất, và cũng chính là kỹ năng gây ấn tượng nhất đối với các nhà quản lý. Rõ ràng với những NV ngoài việc làm tốt các việc được giao, vẫn sẵn lòng học hỏi và làm những việc khác thì việc thăng tiến và cơ hội phát triển là rất lớn.

Kết hợp mô hình năng lực ASK

Nếu chỉ có kiến thức và kỹ năng nhưng không có thái độ làm việc tốt, bạn cũng chưa thể thành công. Bạn chỉ thành công khi hội đủ ba yếu tố: kiến thức, kỹ năng và thái độ tích cực. Việc kết hợp 3 yếu tố này được gọi là mô hình năng lực ASK:

• K: Knowledge (kiến thức)

• S: Skill (kỹ năng)

• A: Attitude/Actitive (tố chất, thái độ, tâm huyết)

Một số website tham khảo về kỹ năng mềm:
http://en.wikipedia.org/wiki/Soft_skills
http://www.skillsoft.com/
http://www.impactfactory.com/p/soft_...106-50901.html
http://www.saga.vn/Nguonnhanluc/15985.saga
http://www.dongphuonghoc.org/vn/News...catalogiesID=2
http://www.giaoduc.edu.vn/news/giao-...ng-140765.aspx
http://kynangmem.info/


Kỹ năng mềm: Rèn luyện như thế nào?
Rèn luyện kỹ năng mềm (KNM) là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất vẫn là bản thân người lao động. Các yếu tố còn lại chỉ mang tính hỗ trợ.
Bổ sung chương trình đào tạo

Hầu hết các nhà tuyển dụng và những người giàu kinh nghiệm đều khẳng định cách duy nhất để trau dồi KNM là phải luyện tập, học hỏi thường xuyên, tạo cho mình một phản xạ tức thời mỗi khi gặp các tình huống cần thiết.

Sinh viên ĐH Cần Thơ đang tập làm việc nhóm - một hoạt động trong buổi giao lưu giữa trường và Hội Tin học TP.HCM tổ chức vào tháng 5/2010Nhận thấy nhu cầu trang bị KNM cho sinh viên (SV) là vấn đề cấp bách, nhiều đại học trong nước bên cạnh việc giảng dạy kiến thức chuyên môn đã có chương trình đào tạo KNM cho SV. Nội dung và quy mô không nằm trong chương trình chính khóa nhưng với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên…) thì các chương trình này đã bắt đầu được SV quan tâm.

Hiện tại ngày càng có nhiều công ty trong nước hiểu rõ được vai trò của việc đào tạo KNM cho đội ngũ NV của mình và đã thực sự bắt tay hành động. Nhiều công ty đã chủ động kết hợp với các trường đại học tổ chức những chương trình hợp tác để nâng cao ý thức rèn luyện KNM mềm cho SV. Việc tự tổ chức, đào tạo KNM nội bộ cũng ngày càng được chú ý trong nguồn vốn ngân sách và nhân lực nhất định. Với những công ty có tiềm lực tài chính, thì việc kết hợp với các công ty chuyên về đào tạo KNM là sự lựa chọn tốt nhất.

Quan trọng nhất vẫn là yếu tố chủ động của người lao động. Bản thân người lao động luôn phải tự ý thức được tầm quan trọng của các KNM ngoài trình độ chuyên môn.

Tự rèn luyện

Ngoài việc theo học tại các trung tâm đào tạo, bạn có thể tự luyện KNM cho mình. Chẳng hạn tự kiểm soát mình về khả năng trình bày, viết hồ sơ, tập thuyết trình, luyện đọc… Để nâng cao kỹ năng viết, bạn có thể tham gia vào các diễn đàn (forum). Khi tham gia tranh luận bạn có thể tăng thêm kỹ năng…

Bạn cũng có thể học ngay trong nhà trường bằng cách tham gia viết báo tường. Vài lần tham gia mà bài không được đăng, bạn sẽ biết mình kém cái gì và phải tìm cách khắc phục. Việc tham gia hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao trong quá trình đi học cũng giúp các bạn trau dồi KNM của chính mình.





Khởi đầu thuận lợi
KHỞI ĐẦU THUẬN LỢI
Khi tham gia ứng tuyển vào các vị trí công việc hay thực tập tại doanh nghiệp (DN), người tìm việc cần có những kỹ năng mềm (KNM) gì?
Tự tin trả lời phỏng vấn

Ông Đoàn Vinh Quang, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn TIE Việt Nam cho biết, nhiều bạn sinh viên (SV) mới tốt nghiệp thường trả lời phỏng vấn khi ứng tuyển rằng: em mới ra trường, em chưa có kinh nghiệm gì cả… Đó là câu trả lời rất dở. DN không phải là nơi đến để học việc mà là nơi làm việc kiếm tiền… Bạn đừng nghĩ, cứ vào làm đại vài tháng, không phù hợp thì xin nghỉ, như thế sẽ rất mất công cho bạn và cho cả DN.

Không nên thiếu tự tin cho rằng, mình chưa có kinh nghiệm mà phải xác định lợi thế của mình! Kinh nghiệm là một trong nhiều yếu tố để nhà tuyển dụng xem xét nhưng không phải điều quan trọng nhất. Bạn có thể học hỏi kinh nghiệm khi làm việc! Phải xác định được lợi thế là mình được đào tạo bài bản, có kiến thức mới, tuổi trẻ và sự nhiệt tình.

Ứng viên phải chuẩn bị giống như đi chào bán hàng. Phải thuyết phục được người tuyển dụng bằng những kinh nghiệm và kiến thức bạn có. Nếu chưa có kinh nghiệm thì phải chứng tỏ kiến thức bạn học được và kiến thức đã thu thập ở ngoài đời để thuyết phục người tuyển dụng rằng bạn có thể đảm nhận công việc.

Bên cạnh đó, bạn phải thể hiện được các kỹ năng như: lắng nghe, quan sát, thuyết phục, đàm phán... Nhà tuyển dụng có thể hỏi vu vơ: trên đường đi đến đây bạn thấy có bao nhiêu thương hiệu được treo trên hè phố? Đó không phải là câu hỏi đúng/sai mà nhằm kiểm tra kỹ năng quan sát và trả lời của bạn.

“Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi xem bạn có hiểu biết gì về công ty của họ hay không? Nếu trả lời là “không”, xem như bạn đã bị loại - dù sau đó nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn thêm vài câu nữa…”, ông Vinh Quang nhận định.

Hòa nhập - học hỏi khi thực tập

Theo ông Phí Anh Tuấn, Giám đốc CMC chi nhánh phía Nam, khi tìm kiếm đơn vị thực tập, SV cần chuẩn bị đề cương thực tập kỹ. Đề cương phải rõ ràng, nội dung đặt ra mục tiêu tốt. Như vậy DN sẽ dễ dàng chấp nhận.

Hãy tưởng tượng mình như một nhân viên. Đừng nghĩ mình là SV và đừng nghĩ là công ty sẽ “tự nhiên” cho mình đề tài. Cần phải thuyết phục và lên kế hoạch chi tiết không ảnh hưởng đến công việc sản xuất kinh doanh của công ty dự định thực tập. Sau đó, bạn phải nghĩ xem giá trị gia tăng có đến trong đợt thực tập của mình hay không?

Tóm lại khi đi thực tập các bạn cần chuẩn bị và khoan nghĩ đến những đãi ngộ vì đó là tầm nhìn “ngắn”. Nếu được giao những công việc mà bạn không mong muốn, thì vẫn phải cố gắng đưa vào kế hoạch để đạt được mục tiêu cuối đợt thực tập. Hãy phối hợp kiến thức mình đã học được.

Bạn phải tìm hiểu nhóm mà mình được làm việc để hòa nhập và bắt nhịp công việc. Không nên “dấu dốt” mà cần nói rõ chưa làm được gì để được hướng dẫn thêm. Sẽ rất tệ nếu nói rằng mình làm được nhưng đến giờ phải nộp báo cáo lại chưa xong.

Trong khi thực tập, bạn cần chia sẻ để các bạn khác nắm được ý mình. Dù ý kiến đó có bị bác bỏ cũng không nổi giận; khi bị chỉ trích, bạn phải giữ bình tĩnh…

Nhiều SV không dám đặt câu hỏi, không dám tranh luận cũng không dám phản biện; khi thuyết trình thường không chịu làm mà giao cho một vài người giỏi trong nhóm làm… Như vậy sẽ bất lợi khi tự mình tham gia ứng tuyển tìm việc.

Nếu trái nghề, cần độc đáo

SV học một ngành khác nhưng lại muốn làm việc ở ngành CNTT do rất đam mê và thực sự có năng lực về CNTT dù không có bằng cấp, liệu có được không? Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia tuyển dụng cho rằng, bằng cấp là một yếu tố để xét tuyển, chứ không là điều quyết định! Nếu đáp ứng yêu cầu công việc thì DN vẫn ưu tiên tuyển dụng.

Tuy nhiên, trường hợp học ngành A ra làm ngành B thì hồ sơ ứng viên phải thể hiện được điểm độc đáo. DN thường tuyển hồ sơ từ trên xuống dưới, nếu hồ sơ không độc đáo thì rất khó có cơ hội vào tiếp vòng phỏng vấn… “Hồ sơ độc đáo và ấn tượng khiến nhà tuyển dụng thấy sự phù hợp của ứng viên với DN, thể hiện được thế mạnh của ứng viên, phải ngắn ngọn, súc tích… Những bộ hồ sơ nhăn nhúm, xếp góc, gấp làm bốn… sẽ khó đi tiếp vào vòng trong…”, ông Khương Trường Giang, Công ty Lạc Việt nhận xét.




Theo: Pcworld VN




  Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này
 



Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Hình Cảm xúc đang Mở
[IMG] đang Mở
Mã HTML đang Tắt




Bây giờ là 11:21 AM. Giờ GMT +7



Diễn đàn tin học QuantriNet
quantrinet.com | quantrimang.co.cc
Founded by Trương Văn Phương | Developed by QuantriNet's members.
Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.