|
||||||||
|
||||||||
|
|
Công Cụ | Xếp Bài |
19-11-2009, 06:40 PM | #1 |
Guest
Trả Lời: n/a
|
Giải mã MCSA (phần 1, phần 2)
Giải mã MCSA (phần 1, phần 2) Giải mã MCSA (phần 1) Nhiều người đã từng nghe nói đến MCP (Microsoft Certified Professional), nhưng vẫn còn khá nhiều người chưa biết MCSA là gì, “mặt mũi” ra sao? Bài viết này xin phác họa vài nét về chứng chỉ này nhằm giúp bạn đọc có thêm thông tin. Nhiều “tracks” và “specializations” Trên website của Microsoft, MCSA (Microsoft Certified Systems Administrator) được giới thiệu là “chứng chỉ giúp nâng cao sự nghiệp của bạn thông qua việc khẳng định bạn có đủ kỹ năng để quản lý và chẩn đoán hỏng hóc những hệ thống chạy hệ điều hành Windows”. Nói nôm na, MCSA là chứng chỉ xác nhận khả năng quản trị mạng (của Microsoft). Hiện nay, bạn có hai chọn lựa về công nghệ (theo hệ điều hành): Windows 2000 hoặc Windows Server 2003. Ứng với hai công nghệ nêu trên, bạn có hai “nhánh” (track) MCSA, mỗi nhánh yêu cầu những môn thi khác nhau. Mặc dù Microsoft vẫn công nhận “MCSA on Windows 2000”, nhưng có lẽ các bạn nên nhắm đến công nghệ mới hơn, vì bản thân chính Windows Server 2003 chẳng bao lâu nữa cũng trở thành “lạc hậu”. Do đó, chúng tôi không đi sâu giới thiệu “nhánh” cũ. Nhánh “MCSA on Windows Server 2003” có ba hướng: MCSA “tổng quát” (gọi tắt là MCSA), MCSA chuyên biệt về truyền tin (gọi là MCSA: Messaging), MCSA chuyên biệt về bảo mật (gọi là MCSA: Security). Những hướng chuyên biệt (specialization) nhằm xác định những kỹ năng thuộc một lĩnh vực chuyên sâu nhất định, đồng thời phục vụ nhu cầu thực tế đang cần những chuyên gia thông thạo các kỹ năng ấy. Để lấy được chứng chỉ MCSA, bạn phải thi đậu bốn môn thi:
MCSA: Messaging yêu cầu bạn thi đậu bốn môn tương tự như MCSA “tổng quát”, riêng môn tự chọn thì bạn không được.. tự chọn nữa, mà phải thi Exam 70-284 (Implementing and Managing Microsoft Exchange Server 2003). Chứng chỉ này xác nhận bạn không chỉ đủ khả năng của một MCSA mà còn thông thạo về máy chủ phục vụ thư điện tử (mail server). Riêng anh chàng MCSA: Security đòi hỏi nhiều hơn: bạn phải thi năm môn, trong đó ba môn đầu giống MCSA. Hai môn “tự chọn” phải là: Exam 70-299 (Implementing and Administering Security in a Microsoft Windows Server 2003 Network) và Exam 70-227 (Installing, Configuring, and Administering Microsoft Internet Security and Acceleration Server 2000). Quả thật cụm từ “môn tữ chọn” không còn đúng trong trường hợp này nữa. Nhu cầu thực tế về MCSA Nhiều bạn rất bối rối trước một rừng thông tin về chứng chỉ của Microsoft. Xin nói ngay: nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực quản trị mạng thì chỉ cần tìm hiểu về MCP (mạng), MCSA và MCSE. Khi bạn thi đậu môn đầu tiên (để đạt được MCSA hay MCSE), bất kể đó là môn nào, bạn cũng được công nhận là MCP. Như vậy, cấp độ MCP không đủ cho những người thật sự quản trị một/nhiều mạng quy mô vừa và lớn. Mặc dù đa số các bạn khi theo học đều muốn “đi đến cùng” – tức trở thành MCSE – nhưng điều đó không cần thiết cho số đông. Công việc hiện nay các nhà tuyển dụng đang cần nhiều đòi hỏi kỹ năng của MCSA, và khả năng ấy là “đủ xài”. Thực tế chỉ cần một số lượng MCSE không lớn, vì các doanh nghiệp cần người “quản trị” nhiều hơn là người “thiết kế” mạng. Giải mã MCSA (phần 2) Phạm vi kiến thức của MCSA Căn cứ theo website của Microsoft, chứng chỉ MCSA dành cho “dân máy tính chuyên nghiệp” trong môi trường máy tính tương đối phức tạp của những công ty vừa và lớn. Cụ thể hơn, thí sinh đi thi MCSA nên có từ 6 tháng đến 12 tháng kinh nghiệm quản lý hệ điều hành máy chủ (mạng) và hệ điều hành máy trạm, với những đặc tính như:
Nếu các bạn chưa hề có kinh nghiệm về mạng máy tính, liệu có thể học MCSA từ đầu được không? Câu trả lời là: hoàn toàn trong tầm tay. Tuy nhiên, bạn sẽ khó đủ sức theo học những khóa theo đúng chuẩn Microsoft (khoảng 30 giờ tức 5 ngày liên tục cho một môn) vì chúng được thiết kế cho “dân chuyên nghiệp”. Bạn nên theo học các khóa học được kéo dãn ra, nhằm giúp chúng ta đủ thời gian “tiêu hóa” lượng kiến thức lớn và thực tập các kỹ năng. Hầu hết các khóa học hiện nay tại Hà Nội và T.P. Hồ Chí Minh đều theo hình thức này. Nhưng cũng cần lưu ý, việc học tập có thể giúp bạn trang bị những kiến thức tương đương như một người có kinh nghiệm, nhưng không có chương trình đào tạo nào giúp bạn có được những “trải nghiệm” thực tế (dự đoán và xử lý hỏng hóc, áp lực thời gian, làm việc nhóm,..). Các khóa học tốt chỉ có thể rút ngắn khoảng cách giữa sách vở và thực tiễn mà thôi. Nếu bạn học và thi đậu MCSA, là một nền tảng thuận lợi để làm việc, nhưng không có nghĩa là bạn đã “thông thạo” mọi điều về quản trị mạng Microsoft. Những điều cần lưu ý Điều đầu tiên bạn cần nắm rõ là chuyện tự học. Vì nội dung học MCSA có khá nhiều kiến thức và kỹ năng đòi hỏi quá trình thực tập phải có nhiều máy để nối mạng, phải có đường truyền Internet, phải có hệ thống truy cập từ xa,… cho nên bạn hầu như rất khó tự học tại nhà chỉ với một máy tính (Nếu bạn luyện thi chỉ nhằm để đậu thì cũng chưa chắc làm việc được). Ngược lại, khi theo học bất kỳ khóa nào, bạn cũng phải tự học (đọc sách và luyện tập) thật nhiều, nếu không bạn sẽ không hấp thụ hết lượng kiến thức được chuyển tải. Một điều cần nhớ khác, đó là chứng chỉ MCSA gắn liền với công nghệ cụ thể (ví dụ Windows Server 2003). Khi Microsoft đưa ra công nghệ mới, bạn phải.. tiếp tục cập nhật để tồn tại. Mặc dù chứng chỉ MCSA không bị “hết hạn”, nhưng nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn đưa “transcript” (bản mô tả chi tiết về kết quả thi) để biết chắc bạn thông thạo công nghệ nào. Đối với Microsoft, xem như bạn đã khá rành về hệ thống máy đơn, và cũng đã có chút kinh nghiệm về mạng nội bộ trước khi bắt đầu học về MCSA. Cho nên nếu bạn thiếu kiến thức đó, phải đảm bảo tự bạn hoặc nơi đào tạo phải trang bị phần kiến thức nền ấy. Ngoài ra, bạn cũng phải có khả năng đọc được tài liệu bằng tiếng Anh. Vài nơi yêu cầu chứng chỉ A hoặc B quốc gia, nhưng thật ra cũng không hoàn toàn chính xác, quan trọng nhất là khả năng đọc hiểu. Hy vọng sẽ sớm có thêm nhiều MCSA để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về quản trị mạng. Nguon: bangcapquocte.com |
|
|