|
||||||||
|
||||||||
|
|
Công Cụ | Xếp Bài |
06-03-2012, 11:37 AM | #1 |
Administrator
Gia nhập: Jul 2009
Trả Lời: 245
|
Quản lý đĩa trên linux dùng kỹ thuật LVM
LVM là một phương pháp cho phép ấn định không gian đĩa cứng thành những Logical Volume khiến cho việc thay đổi kích thước trở nên dễ dàng ( so với partition ). Với kỹ thuật Logical Volume Manager (LVM) bạn có thể thay đổi kích thước mà không cần phải sửa lại partition table của OS. Điều này thực sự hữu ích với những trường hợp bạn đã sử dụng hết phần bộ nhớ còn trống của partition và muốn mở rộng dung lượng của nó.
Trong bài viết này có 1 số thuật ngữ mà các bạn phải hiểu để sử dụng tốt LVM. Những điều quan trọng bạn phải biết là:
Một số công cụ của LVM: Thứ tự trong LVM được xếp chồng lên nhau từ trên xuống 1 cách hợp lý như sau : Minh họa cấu hình LVM Giả sử có 4 SCSI HDD là /dev/sdb, /dev/sdc/, /dev/sdd, /dev/sde; dung lượng mỗi HDD là 20GB như vậy có 80GB sức chứa. Cần tạo ra 3 partition: SHARE 20GB; BACKUP 10GB; MEDIA 10GB và còn lại 40GB dùng cho raid-1. Các công cụ quản lí disk thông thường không làm được điều này vì mỗi partition cần tạo lớn hơn từng HDD nhưng LVM thì có thể. Kĩ thuật LVM sẽ ghép 4 HDD lại thành một partition lớn FILESERVER rồi lại chia FILESERVER ra thành các partition nhỏ hơn là SHARE, BACKUP, MEDIA, UNUSED Tạo partition LVM từ harddisk Dùng lệnh fdisk –l xem thông tin harddisk Hiện giờ HD từ sdb – sde chưa được khởi tạo, chúng ta sẽ tạo ra các phân vùng sdb1, sdc1, sdd1, sde1 ta dùng lệnh sau: fdisk /dev/sdb n, p, 1, enter, enter Chuyển kiểu partition thành Linux LVM (kiểu 8e): t, 8e Lưu lại partition table và thoát khởi fdisk: w Lặp lại các thao tác trên với các HDD còn lại để cuối cùng thu được các partition /dev/sdb1, /dev/sdc1, /dev/sdd1, /dev/sde1 với filesystem là Linux LVM sdb đến sde tất cả đã được khởi tạo thành công Tiếp theo chúng ta bắt đầu thiết lập những phân vùng mới từ mỗi LVM partition tạo một PV dùng lệnh sau: pvcreate pvcreate /dev/sdb1 /dev/sdc1 /dev/sdd1 /dev/sde1 Kiểm tra lại 4 PV vừa tạo bằng lệnh xem thông tin về PV: pvs hoặc pvdisplay Bây giờ ta tạo ra volume group FILESERVER theo yêu cầu trên và thêm /dev/sdb1 - /dev/sde1 vào FILESERVER vgcreate Kiểm tra lại VG vừa tạo bằng lệnh xem thông tin về VG: vgs hoặc vgdisplay Hiện tại ta đang có 80GB trong VG ta tiến hành tạo các LG từ VG theo yêu cầu trên lvcreate –n Sau bước này có thêm các file device /dev/fileserver/share, /dev/fileserver/backup, /dev/fileserver/media Tham số [Path_PV] để chỉ rõ ra LV được tạo từ PV nào Tham số này có ích khi LV gồm nhiều hơn một PV. Khi hệ thống gặp sự cố một PV nào đó bị hỏng, nếu PV này không tham gia tạo LV thì LV không bị ảnh hưởng. Tham số -s quyết định đến dung lượng tối đa của LV (xem giải thích ở mục sau). Mặc định size LE là 4MB và dung lượng LV tối đa là 256 GB. Nếu muốn hơn để size LE là 16 MB và max LV là hơn 1TB. Kiểm tra lại LV vừa tạo bằng lệnh xem thông tin về LV: lvs hoặc lvdisplay Chú ý Khi thực hiện các lệnh pvcreate, vgcreate, lvcreate có thể có thông báo liên quan đến CD chẳng hạn: “/dev/cdrom: open failed: read-only file system”. Lí do là trước khi thực hiện các lệnh tạo này tất cả các block device được scan qua và ở đây CD drive đã được scan (nhưng không thể đọc được). Ngoài ra đặt trường hợp ta muốn tăng partition /dev/fileserver/media ban đầu là 10GB lên 15GB ta dùng lệnh sau : lvextend -L15G /dev/fileserver/media Nếu muốn giảm nó xuống còn 5GB ta dùng lệnh sau: lvreduce –L5G /dev/fileserver/media cho tới bây giờ ta đã có 3 LV, nhưng ta không có bất kỳ filesystem nào trong đó và nếu như ta không có filesystem thì ta sẽ không thể lưu bất cứ điều gì trong đó. Vì vậy ta phải tạo ra filesystem EXT3 cho share, xfs filesystem cho backup và ext3 filesystem cho media. Tạo filesystem ext3 cho /dev/fileserver/share mkfs.ext3 /dev/fileserver/share Tạo filesystem xfs cho /dev/fileserver/backup Trước khi tạo filesystem xfs ta phải cài thêm những gói sau: yum install xfs yum install kmod-xfs.i686 xfsdump.i386 xfsprogs.i386 dmapi Sau đó tiến hành định dạng filesystem mkfs.xfs /dev/fileserver/backup Tạo filesystem ext3 cho /dev/fileserver/media mkfs.ext3 /dev/fileserver/media Bây giờ chúng ta tiến hành mount LV. Tôi sẽ mount partition share vào /var/share, backup vào /var/backup và media vào /var/media. Trước hết ta cần tạo những thư mục trên mkdir /var/media /var/backup /var/share Dùng lệnh mount cho 3 partition share,backup,media mount /dev/fileserver/share /var/share mount /dev/fileserver/backup /var/backup mount /dev/fileserver/media /var/media Gõ lệnh df –h để xem thông tin các partition Hoàn thành việc thiết lập hệ thống LVM, ta có thể write/read từ các thư mục /var/share, /var/backup, /var/media 1 cách bình thường, phần này ta mount bằng tay nhưng ở đây ta muốn khi hệ thống khởi động sẽ mount auto do đó ta cần phải sữa đổi file /etc/fstab các bước làm như sau: vi /etc/fstab Khởi động lại, dùng lệnh df -h xem các partition đã được mount tự động. Theo Kenhgiaiphap |
|
|