Chia Sẽ Kinh Nghiệm Về IT



Tìm Kiếm Với Google
-


Linux Applications Tập hợp các bài viếc hướng dẫn cài đặt các ứng dụng phổ biến trên Linux (CentOS)

Gởi Ðề Tài Mới  Gửi trả lời
 
Công Cụ Xếp Bài
Tuổi 13-01-2016, 04:17 PM   #1
hoctinhoc
Guest
 
Trả Lời: n/a
Bài 3: Hướng dẫn sử dụng JIRA, Xử lý vấn đề trong JIRA như thế nào?
Bài 3: Hướng dẫn sử dụng JIRA, Xử lý vấn đề trong JIRA như thế nào?





Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta hãy nhắc lại: Cái gì là một vấn đề (issue) ?

- Một issue là bất cứ thứ gì mà bạn có thể theo dõi đến khi hoàn thành. Một vài ví dụ cụ thể để đảm bảo chất lượng có thể là:

+ Một tài liệu được tạo

+ Một tài liệu để được đánh giá, xem xét
+ Một lỗi (bug) hoặc một vấn đề môi trường

Hãy để chúng tôi chuyển sang việc tạo ra một vấn đề giả định (issue assuming) người dùng đăng nhập không phải là admin và dự án test của chúng tôi là “Test for STH” với:
+ Components: gồm 2 thành phần: Module 1 và Module 2
+ Versions: 2 phiên bản Version 1 và Version 2
+ Key: TFS
là đã được tạo ra.

I - Tạo một vấn đề trong JIRA
Các issue hình thành các điểm then chốt của JIRA, do đó, để tạo ra chúng có ở tùy chọn bên phải trên thanh menu:




Click vào nút “Create Issue ”.
Một cách khác nữa là bạn gõ chữ “C” trong khi trên trang JIRA thì hộp thoại “Create Issue” mở ra.




Tất cả các trường trong trang này là tự giải thích. Chúng tôi sẽ thảo luận về những điều quan trọng nhất dưới đây.

1- Project

Tất cả các issue đều thuộc về một dự án. Bạn có thể chọn cùng bằng cách click vào trình đơn thả xuống (drop down) và chọn các dự án mà vấn đề này thuộc về.




2- Issue type

Trường này sẽ hiển thị tất cả các kiểu của issue rằng nó có thể được tạo và theo dõi thông qua JIRA. Lựa chọn sau đây là có sẵn trong danh sách này (danh sách này có thể khác nhau phụ thuộc vào các thiết lập được cài đặt bởi người quản trị)




Những mục: Bug, new feature, task, improvement là chính xác những tên mà nó bao hàm.
Epic và Story là liên quan nhiều hơn tới các dự án Agile. Story thì là yêu cầu trong Agile mà cần được theo dõi từ khi bắt đầu tới kết thúc. Epic thì là một nhóm của các Story.

Chọn loại issue khi cần thiết. Tôi sẽ chọn “Bug”.

3 - Summary

Ghi lại tiêu đề lỗi của bạn ở đây. Khi được sử dụng đúng, trường này có thể rất thành công trong việc truyền tải những thông tin quan trọng. Một số khía cạnh được ghi lại ở đây:

Một lỗi/ khiếm khuyết về cơ bản là một cái gì đó không đúng. Có nhiều cách để tiếp cận một tiêu đề lỗi là xác định chính xác xem “có gì sai?” trong trường hợp này.
Một ví dụ cho việc đặt tiêu đề lỗi tồi là : “Nên có một tùy chọn để xóa các nội dung trên màn hình”. Khi tôi đọc được điều này thì phản ứng ban đầu của tôi sẽ là: “OK, nên làm như vậy. Nhưng vấn đề ở đây là gì? Có phải là tùy chọn không có ở tất cả? Hoặc là tùy chọn hiện tại và nó không xóa nội dung trên màn hình?”
Nó cũng được đồng ý, mà khi tôi mở lỗi này và nhìn vào nó một cách chi tiết, tôi chắc chắn là mình sẽ tìm thấy câu trả lời.cho câu hỏi này.

Tuy nhiên, sự nhấn mạnh ở đây là việc sử dụng trường “Summary” theo cách hiệu quả nhất. Do đó, một bản tóm tắt/ tiêu đề nhiều hơn sẽ là: “Các tùy chọn để xóa nội dung trên trang chủ đăng nhập mà không rõ ràng các trường khi click vào”.

Trong khoảng không giới hạn mà trường này cung cấp cố gắng để viết tiêu đề của bạn theo cách mà nó truyền đạt những vấn đề một cách chính xác, mà không cần bất cứ sự mơ hồ.

4- Priority

Trường này có thể mang một trong các giá trị sau đây.
Chọn một tùy chon thích hợp cho cái lỗi của bạn.





5- Component

Danh sách này sẽ hiển thị các thành phần của dự án. Và bạn sẽ chọn một thành phần thích hợp.

6- Affected Version and Fix version

Đây là 2 trường sẽ hiển thị phiên bản hiệu lực cho của dự án. Nó không phải là cần thiết mà một vấn đề nào đó mà bạn gặp phải trong phiên bản này được sửa chữa trong cùng một phiên bản. Trong trường hợp như vậy, bạn có thể chọn phiên bản bị ảnh hưởng như phiên bản hiện tại và phiên bản sửa chữa như là một cái kế tiếp ngay bên cạnh.




Đồng thời, trường đó có thể mang nhiều giá trị. Bạn có thể chọn để thiết lập rằng một vấn đề nào đó ảnh hưởng tới cả hai phiên bản 1 và 2.

7- Assignee

Bạn có thể điền tên của người mà vấn đề này cần được bàn giao . Bạn đồng thời cũng có thể chỉ định (assign) một vấn đề nào đó cho chính mình.




8- Description

Đây là một trường text tùy chọn nhằm hỗ trợ bạn nhập nhiều thông tin như bạn muốn về vấn đề của bạn. Trong trường hợp của một lỗi, đó là điển hình của việc sử dụng trường này để cung cấp thông tin chi tiết về các bước nhằm tái hiện lại khiếm khuyết/ lỗi đó. Nó là vô cùng quan trọng để cung cấp cho tất cả thông tin.

Hãy xét một ví dụ:
“Có hai trường- phụ thuộc lẫn nhau- State và City. Khi tôi chọn State từ trình đơn thả xuống, nó vào các trường City sẽ hiển thị tên các thành phố tương ứng với State ở trạng thái tôi đã chọn. Nếu tôi đưa ra một lỗi là “City là trống rỗng với một số State mà tôi đã chọn”. Các trường mô tả nó là nơi để tôi giải thích về lỗi này.
Một ví dụ cho một mô tả không đầy đủ là:

- Nhập trang web
- Click vào trang địa chỉ
- Nhập các chi tiết khác như tên, địa chỉ đường phố, vv
- Nhấp vào "State" thả xuống. Chọn một quốc gia
- Nhấn vào "City" thả xuống - lưu ý các tên thành phố

=> Miêu tả ở trên mặc dù chính xác nhưng nó không hoàn chỉnh. Khi nói đến lĩnh vực này, sai lầm về mặt cung cấp quá nhiều thông tin, nhưng cũng không quá ít.
Nếu các bước sau đây được thêm vào phần mô tả, điều này sẽ có ý nghĩa hơn.

- Chọn State là "California" và click vào "City" thả xuống - tất cả các trạng thái được hiển thị và người dùng có thể chọn một thành phố khi cần thiết.
- Chọn State như "Louisiana" và click vào "City" thả xuống - danh sách rỗng.
- Các giá trị của City cũng là rỗng khi chọn State là “New Jersey” hoặc “Utah”.

Vì vậy, xin nhắc lại là bạn hãy cung cấp chính xác các bước, chính xác dữ liệu, và bất cứ thông tin nào bạn nghĩ là cần thiết để hoàn thành trường này.

9- Attachtment

Bất cứ tài liệu hỗ trợ nào mà có thể được tải lên cùng với những vấn đề (issue).

Một khi tất cả thông tin được nhập để sự hài lòng của bạn, vấn đề này có thể được tạo ra bằng cách click vào nút “Create” ở phần cuối của hộp thoại “Create Issue”.

Issue này được tạo ra và một thông báo được hiển thị cho người dùng với các ID Issue:




Lưu ý: Thông báo ID Issue, nó được bắt đầu bằng tiền tố “Key” của dự án. Đó là cách mà JIRA theo dõi/nhóm các issue thuộc về cùng một dự án nào đó.

Bạn có thể xem các issue được tạo, bằng việc click vào link xuất hiện trong các thông báo trên.

II- Thêm chi tiết về trang tạo issue

1- Có một tùy chọn cấu hình các trường hiện ở góc trên - bên phải của trang “Create Issue”




Tùy chọn này có thể được sử dụng để lựa chọn /thay đổi (choose/alter) các trường mà bạn muốn xem trong hộp thoại tạo các issue của bạn. Một khi sự lựa chọn được thực thi, JIRA sẽ nhớ những thay đổi cho các issue tiếp theo của bạn.

2- Ở đoạn giữa của trang “Create Issue” là phần “create another”




Khi bạn chọn tùy chọn này và click “Create” một issue hiện tại đã được tạo. JIRA giữ hộp thoại “Create Issue” mở với dự án, loại issue, và các trường khác ngoại trừ tóm tắt tự động chọn theo các issue được tạo ra trước đó.

Well, như vậy là đã kết thúc bài số 2.
Trong bài tiếp theo chúng ta sẽ học về các nhiệm vụ con (sub-task) và cách sử dụng chúng cho các mục đích đảm bảo chất lượng cụ thể. Hãy theo dõi và cho chúng tôi biết ý kiến của bạn, các câu hỏi, hay gợi ý vào phần comment dưới đây.

Theo: http://congbley.blogspot.com



  Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này
Gửi trả lời


Công Cụ
Xếp Bài

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Hình Cảm xúc đang Mở
[IMG] đang Mở
Mã HTML đang Tắt




Bây giờ là 06:22 PM. Giờ GMT +7



Diễn đàn tin học QuantriNet
quantrinet.com | quantrimang.co.cc
Founded by Trương Văn Phương | Developed by QuantriNet's members.
Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.