Chia Sẽ Kinh Nghiệm Về IT



Tìm Kiếm Với Google
-


Gởi Ðề Tài Mới  Gửi trả lời
 
Công Cụ Xếp Bài
Tuổi 03-08-2009, 01:11 AM   #1
hoctinhoc
Guest
 
Trả Lời: n/a
Cách học hiệu quả tiếng Anh chuyên ngành CNTT
Cách học hiệu quả tiếng Anh chuyên ngành CNTT



Sinh viên Trường ĐHDL Thăng Long trong phòng thực hành máy tính. (Ảnh minh họa)Như các lĩnh vực khác, để học công nghệ thông tin (CNTT) hiệu quả thì tiếng Anh là công cụ hỗ trợ đắc lực. Sau khi tốt nghiệp, với kiến thức CNTT giỏi và vốn tiếng Anh thông thạo, ứng viên sẽ dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, trong thực tế không nhiều người hội đủ cả hai yếu tố này. Khá nhiều sinh viên giỏi về chuyên nghành CNTT nhưng trình độ tiếng Anh kém nên đã bỏ qua nhiều cơ hội việc làm. Vậy, để học tốt tiếng Anh chuyên nghành CNTT, sinh viên phải học như thế nào?

Trước tiên, người học cần phải có kiến thức căn bản về văn phạm. Nhiều sinh viên bị hổng kiến thức cơ bản từ bậc phổ thông; thậm chí có sinh viên khu vực vùng sâu vùng xa chưa từng học Anh văn.
Do đó, ngay khi bắt đầu học chương trình CNTT, sinh viên nên tăng tốc học tiếng Anh để lấy lại nền tảng; bên cạnh đó tự trang bị thêm kiến thức CNTT cơ bản như khái niệm về phần cứng, phần mềm, linh kiện máy tính, các công nghệ mới…; từ đó dễ hình dung và hiểu được ý nghĩa các cụm từ, khái niệm mô tả trong tài liệu học tiêng Anh chuyên nghành.
Đọc, hiểu là hai kỹ năng tiếng Anh đòi hỏi sinh viên CNTT phải đáp ứng để có thể xem tài liệu, sách, internet hoặc tài liệu hướng dẫn. Tốt nhất, tiếng Anh nên tương đương trình độ B. Về vốn từ chuyên môn, sinh viên cần tập trung trau dồi trong quá trình học.

Nếu xác định sẽ học tiếp chương trình liên thông với các trường đại học nước ngoài, song song với việc học chuyên nghành CNTT, sinh viên cần học thêm tại trung tâm Anh ngữ để lấy bằng TOEFL hoặc TOEIC vì đó là điều kiện để học liên thông.
Từ điển chuyên nghành CNTT bỏ túi để tra cứu từ vựng và quyển sổ tay để ghi chép điều cần nhớ là những thứ không thể thiếu. Từ điển Wikimedia, phần mềm từ điển Lạc Việt sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tra cứu từ vựng, diễn giải khá chi tiết các khái niệm trong nghành CNTT.

Đối với bài học về tên linh kiện máy tính như cổng, khe cắm trên Mainboard, ROM, RAM… sinh viên nên áp dụng phương pháp học trực quan để dễ nhớ từ mới như vừa xem vị trí mô tả trên hình minh hoạ, vừa xem thực tế trên linh kiện.
Khá nhiều sách chuyên nghành CNTT sau khi dịch ra tiếng Việt không còn giữ được độ chính xác cao về nội dung, ngữ nghĩa. Vì thế, đọc sách chuyên nghành bằng tiếng Anh sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn nội dung của chủ đề cần tham khảo, đồng thời có thể củng cố thêm được rất nhiều từ mới.
Ở lĩnh vực phần mềm, học viên có thể tìm sách giáo khoa để đọc, qua đó trau dồi kỹ năng chuyên môn lẫn vốn tiếng Anh tại http://www.amazon.com/ ; http://en.wikibooks.org/ ;... hoặc website học về lập trình http://www.w3schools.com/ ; http://www.vovisoft.com/ . Riêng về hệ thống mạng, sinh viên nên đọc bộ tài liệu RFC, Bộ tài liệu này có thể vào Google để tìm kiếm.
Sách báo, tạp chí song ngữ chuyên nghành CNTT rất hữu ích cho viẹc học tiếng Anh vì bài viết thường đề cập đến chủ đề thiết thực gần gũi trong lĩnh vực CNTT. Người đọc sẽ dễ hiểu và nhớ ngay những từ ấn tượng, những khái niệm mới nhanh chóng.
Thầy Nguyễn Tam Trung, giảng viên tại SaiGon CTT cho biết “Đọc nhiều là cách học từ vựng nhanh nhất. Sử dụng từ điển hoặc Google để tra từ và lưu lại những gì mình học bằng những phần mềm lưu trữ. Có thể tạo file text hoặc excel để học từ, chia làm nhiều cột, cột cho từ, cột cho nghĩa và cột cho đường link dẫn đến nơi gặp từ này. Lâu dần, sinh viên sẽ có được vốn từ vựng khá”.

Theo eChip
  Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này
Gửi trả lời



Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Hình Cảm xúc đang Mở
[IMG] đang Mở
Mã HTML đang Tắt




Bây giờ là 10:58 PM. Giờ GMT +7



Diễn đàn tin học QuantriNet
quantrinet.com | quantrimang.co.cc
Founded by Trương Văn Phương | Developed by QuantriNet's members.
Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.