Chia Sẽ Kinh Nghiệm Về IT



Tìm Kiếm Với Google
-


Help for Your Job Ky Nang Mem va CV, Mau Don Xin Viec cho IT

Gởi Ðề Tài Mới  Gửi trả lời
 
Công Cụ Xếp Bài
Tuổi 29-11-2009, 09:16 PM   #1
hoctinhoc
Guest
 
Trả Lời: n/a
Bill Gates nói về "Chủ nghĩa Tư bản Sáng tạo”

Bill Gates nói về "Chủ nghĩa Tư bản Sáng tạo”



Chủ nghĩa Tư bản Sáng tạo không phải là một thuyết kinh tế mới mẻ hay to tát. Nó càng cũng không phải là sự phủ định của CNTB, nó trả lời một câu hỏi quan trọng: Làm thế nào để những thành tựu mà CNTB đem lại cho cuộc sống đến được với chính những người mà nó đã bỏ rơi?
Tạp chí TIME danh tiếng của Mỹ mới đây đã có buổi phỏng vấn thú vị với Bill Gates, người sáng lập Microsoft và chủ tịch Quỹ nhân đạo lớn trên thế giới. Trong cuộc nói chuyện này, Bill Gates đã nói đến một quan điểm mới về Chủ nghĩa Tư bản mà ông gọi là Chủ nghĩa Tư bản Sáng tạo.




Đây là cái nhìn mới về một chủ đề không mới, cũng là một trong những nỗ lực không ngừng của Bill Gates trong việc tạo dựng một thế giới không những giàu có hơn, mà còn giàu tình nhân ái hơn.
Chính Nhà nước hay các Tập đoàn sẽ cứu người nghèo?
Chủ nghĩa tư bản (CNTB) đã cải thiện cuộc sống của hàng tỉ người trên khắp hành tinh, cho dù thành tích này dường như mờ nhạt trong bối cảnh kinh tế chúng ta đang đối mặt ngày hôm nay.

Nhưng CNTB cũng đã bỏ lại hàng tỉ người phía sau trên con đường cải tiến của nó. Rất nhiều người thiếu thốn những nhu cầu sinh hoạt căn bản, nhưng vẫn lâm vào cảnh khó khăn bởi không được thị trường “để ý”.
Vì thế, họ mắc kẹt trong nghèo đói dù thế giới vẫn giàu lên, chết vì những căn bệnh có thuốc chữa, chưa kể tới việc không bao giờ có cơ hội làm chủ cuộc đời mình.

Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ là tiên phong trong việc cứu trợ người nghèo, nhưng cuộc chiến “đơn thương độc mã” này sẽ mất quá nhiều thời gian.
Các tập đoàn chính là nơi có cơ sở vật chất cũng như năng lực để biến những thành tựu công nghệ thành công cụ giúp người nghèo cải thiện cuộc sống.

Để tận dụng tối đa những kĩ năng này, chúng ta cần một hệ thống TBCN sáng tạo hơn. Đó chính là việc mở rộng tầm với của các nguồn lực thị trường, đưa chúng tới lợi nhuận đồng thời giúp đỡ nhân loại. Chúng ta cần những chính sách và phương pháp mới để lôi cuốn nhiều người vào hệ thống TBCN hơn nữa.
Cho dù còn rất nhiều việc phải làm, nhưng điều đáng mừng là CNTB sáng tạo đã hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta. Một vài tập đoàn đã khám phá và tiếp cận những thị trường mới để tiếp thị điện thoại di động, một trong những công nghệ thay đổi cuộc sống của người nghèo. Các tổ chức khác, với tác động của các nhà hoạt động, đã đưa chủ đề từ thiện vào chiến lược kinh doanh.

Những ví dụ có thật



Bill Gates và Bono trong một chiến dịch giành cho người nghèo mang tên (RED)


Để đưa ra một ví dụ có thật, vài năm trước tôi ngồi quán bar với Bono, và phải nói thật là tôi từng nghĩ anh ấy hơi khác người.

Sau vài chầu rượu, Bono trở nên phấn khích và bắt đầu thuyết trình về một kế hoạch lôi kéo các công ty vào cuộc chiến chống nạn nghèo đói và bệnh tật trên quy mô toàn cầu.

Anh ấy không ngừng bấm số điện thoại mật của các nhân viên hàng đầu và dí điện thoại cho tôi nghe mỗi khi họ đưa ra những câu trả lời hào hứng dù còn trong cơn ngái ngủ.
Sự kiên trì của Bono đã cho ra đời chiến dịch (RED) rầm rộ khắp nơi. Ngày nay các công ty lớn như Gap, Hallmark và Dell đã đi đầu bằng việc bán các sản phẩm hiệu (RED) và tặng một phần lợi nhuận cho cuộc chiến chống AIDS (Microsoft gần đây cũng đã đăng kí).

Đó là sự kết hợp tuyệt vời: Các công ty tạo nên sự khác biệt song song với việc tăng lợi nhuận, người tiêu dùng cũng có cơ hội ủng hộ một cuộc chiến cao cả, và điều quan trọng nhất là rất nhiều cuộc đời được cứu sống.
Chỉ trong vòng 1 năm rưỡi trở lại đây, (RED) đã quyên góp được 100 triệu đô cho Quỹ chống AIDS, lao phổi và sốt rét toàn cầu. Nỗ lực này đã đem thuốc men tới tay 80.000 người ở các nước nghèo, đồng thời đã giúp 1,6 triệu người được đi kiểm tra HIV. Đó chính là những thành tích của CNTB sáng tạo.
CNTB sáng tạo không phải là một thuyết kinh tế mới mẻ hay to tát. Nó càng cũng không phải là sự phủ định của CNTB. CNTB sáng tạo là cách trả lời một câu hỏi quan trọng: Làm thế nào để những thành tựu mà CNTB đem lại cho cuộc sống đến được với những người mà nó bỏ rơi?
Hai động lực chính để phát triển con người: Lợi ích bản thân và Sự quan tâm đến cộng đồng
Có lẽ đây là một nghịch lí: Bàn luận về CNTB sáng tạo trong khi chúng ta phải trả hơn 4 USD cho một gallon dầu (tương đương hơn 18.000đ/lít dầu) , và nhiều dân Mỹ đang xoay xở với nợ cầm cố.

Không gì có thể che dấu hiện trạng khó khăn của nền kinh tế ngày nay, với tác động sâu sắc lên nhân loại, và chúng ta cần những cứu cánh khẩn cấp.

Tuy thế, CNTB sáng tạo không phải là câu trả lời cho những thăng trầm ngắn hạn của chu kì kinh tế thường nhật.
Với sứ mạng cao và xa hơn, CNTB sáng tạo là lời giải đáp cho thực tế lâu nay về sự thua thiệt của nhiều người sau một thế kỉ của những cải thiện chất lượng cuộc sống. Ở rất nhiều quốc gia, tuổi thọ dự tính đã tăng đáng kể trong 100 năm trở lại đây.

Đó là một thế kỉ chúng ta được chứng kiến lượng người đi bầu cử, thể hiện chính kiến và tận hưởng quyền tự do kinh tế hơn bao giờ hết. Cho dù với gánh nặng của những vấn đề kinh tế chúng ta đang phải gánh ngày nay, chúng ta đang ở một bậc cao của phúc lợi nhân loại. Thế giới đã trở nên tốt đẹp hơn xưa rất nhiều.
Vấn đề là ở chỗ, tốc độ cải thiện của thế giới vẫn là quá chậm, và phúc lợi không giành cho tất cả mọi người. Có 1 tỉ người trên hành tinh của chúng ta sống ở mức dưới 1 đô la mỗi ngày. Họ không có đủ thức ăn dinh dưỡng, nước sạch và điện thắp sáng.

Những sáng tạo đáng kinh ngạc của khoa học như vác xin và chip vi mạch dường như không đến với 1 tỉ người đó. Đây là nơi các chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận can thiệp vào.
Theo cách nhìn của tôi, bản chất con người gồm hai động lực chính: lợi ích cho bản thân và quan tâm đến cộng đồng. CNTB đã gây dựng và phát triển lợi ích bản thân theo chiều hướng không những có lợi mà còn có khả năng duy trì cho tương lai, nhưng chỉ giành cho những cá nhân có khả năng thanh toán. Trợ cấp CP và các kênh từ thiện chăm sóc phần còn lại của thế giới: những người không có khả năng thanh toán.
Và thế giới sẽ mang lại những tiến bộ lâu dài đối với những bất cập lớn vẫn tồn tại ngày nay như AIDS, nghèo đói và giáo dục, chỉ khi các CP và tổ chức phi lợi nhuận góp phần của mình bằng cách đưa ra nhiều trợ cấp hơn, đặc biệt là các trợ cấp có hiệu quả.

Nhưng những cải thiện này sẽ xảy ra nhanh hơn và kéo dài lâu hơn nếu chúng ta hướng những nguồn lực thị trường, bao gồm những sáng kiến giành riêng cho việc đáp ứng nhu cầu của những người nghèo nhất, để chung sức với những nỗ lực của CP và các tổ chức phi lợi nhuận.
Chúng ta cần một hệ thống tốt hơn nữa để thu hút các nhà sáng chế và các thương gia. Theo lẽ thường, khi các công ty tham gia vào bất cứ hoạt động nào, họ cần có lợi nhuận. Đây chính là tâm điểm của CNTB. Đây không chỉ là việc tham gia vào các chương trình từ thiện hay đòi hỏi các công ty phải có đạo đức hơn.
Đây là việc cung cấp những động cơ thực sự để các công ty áp dụng chất xám theo những cách mới, vừa có khả năng kiếm lời lại vừa đem lại lợi ích cho những người bị bỏ rơi.

Điều này có thể tiến hành theo hai cách: các công ty có thể tự tìm ra các cơ hội riêng cho mình, hoặc là các CP và các tổ chức phi lợi nhuận có thể giúp tạo ra những cơ hội còn chưa tồn tại.

Kỳ sau: Bill Gates nói về những cơ hội vẫn còn bỏ ngỏ cho những người đến sau (hay còn đồng 10 USD nào rớt bên vệ đường?) và những bước cụ thể để đến với CNTB sáng tạo.


Điểm lại lịch sử phát triển của Chủ nghĩa Tư Bản Sáng tạo

1979: WELSHMAM ROBERT OWEN mua một xưởng dệt bông ở New Lanark, Scotland. Ở đây ông đã thành lập một quĩ từ thiện giành cho những người lao động nghèo đói và ốm yếu. Xưởng của ông chỉ nhận người lao động từ 10 tuổi trở lên.
Khi những nhà đầu tư của xưởng bắt đầu lo lắng về việc liệu quĩ này có bị tiêu tốn quá nhiều tiền không, thì Owen lại cho rằng số tiền 5% tổng lợi nhuận giành cho người nghèo chả có gì đáng kể hết, lập tức, ông tìm kiếm những đối tác khác - những người sẵn sàng chia một phần lợi nhuận cho những người lao động nghèo.

1831: JOHN CADBURY


Làng Cadbury Bourville do Gia đình
ưCadbury xây cho công nhân
JOHN CADBURY là một tín đồ phái giáo hữu, thành viên Hội những người không uống chất có cồn đã bắt đầu sự nghiệp bằng việc bán chocola pha chế thay cho đồ uống có chất cồn.
Chứng kiến điều kiện sống nghèo khổ, bần cùng của những người công nhân ở Anh Quốc vào thời điểm đó, con trai của ông George Cadbury đã mua một mảnh đất rộng làm nhà cho những người công nhân không có nhà ở.
Trong khu nhà đó còn có cả lớp học giành cho thanh niên, bể bơi và các dụng cụ luyện tập thể thao - những điều kiện mà đến cả chính phủ Anh quốc cũng chưa xây dựng cho người nghèo được vào thời điểm đó, hoặc giả có thì họ cũng sẽ đòi hỏi và yêu cầu một số điều kiện ngược trở lại.

1889: ANDREW CARNEGIE


Ông trùm ngành thép ANDREW CARNEGIE thời đó là một trong những người đàn ông giàu nhất ở Scotland, là tác giả cuốn sách mang tên "Những nguyên lý để trở nên giàu có". Ông nói các nhà tỷ phú phải hành xử và hành động một cách mạnh mẽ để giúp những người nghèo.
Một người đàn ông sau khi trở nên giàu có nhất thiết nên giành một phần trong số lợi nhuận khổng lồ mà mình kiếm được để giành tặng cho người nghèo bằng cách xây thư viện, công viên hoặc trường học.
Ông cho rằng những cách tặng tiền như vậy ý nghĩa với người nghèo hơn là cho họ một khoản tiền. Carnegie đã tặng tổng cộng 2509 tủ sách và 90% tài sản của mình cho việc từ thiện trước khi ông chết ở tuổi 90.

1914: HENRY FORD


HENRY FORD trả lương cho công nhân của mình 5 đôla/ngày - gấp đôi giá thông thường thời đó, ngay từ khi khi bắt đầu sự nghiệp. Ông cho rằng đó là cách để những người công nhân trở thành chính khách hàng của mình.

Tuy nhiên, ông đã bị chỉ trích gay gắt về quan điểm này. Tờ New York Times cho rằng kế hoạch đó là "cực kỳ hoang tưởng" và "chắc chắn sẽ thất bại".

Còn tờ Wall Street Journal thì buộc tội công ty của ông đã có những "cam kết kinh tế cực kỳ ngớ ngẩn" và mang lại cho người lao động "những nguyên tắc tinh thần mà đáng lẽ họ không được có".

1931: ADOLF BERLEMERRICK DODD


Luật sư Berfle.



Luật sư Dodd


1931: ADOLF BERLEMERRICK DODD là hai luật sư đứng chung một mục phản biện trên tạp chí Luật Harvard (Harvard Law Review). Hai ông đã khởi xướng một cuộc thảo luận trên tạp chí Luật Harvard kéo dài 10 năm sau đó.
Luật sư Berfle thì giữ quan điểm rằng việc đầu tiên mà những nhà tư bản nên làm và phải làm ngay giữ cho chắc và đầu tư hợp lý phần lợi nhuận mà mình; còn luật sư Dodd thì cho rằng những ông chủ tư bản thật sự nên nghĩ đến những nhóm người khác như công nhân, người lao động nghèo và cộng đồng.

1960: DAVE PACKARD


Giám đốc kỹ thuật của hãng HP danh tiếng, kỹ sư công nghệ máy tính hàng đầu thế giới DAVE PACKARD thì nói rằng: "Rất nhiều người đã quan niệm một cách sai trái rằng các công ty tồn tại chỉ đơn thuần để tìm kiếm lợi nhuận.
Trong khi thực tế, khi một công ty ra đời và tồn tại thì giá trị của nó lại nằm ở việc mọi người đã cùng nhau làm việc, tồn tại trong một thực thể gọi là... "công ty", để từ đó, họ có khả năng cùng nhau tạo ra những giá trị mà nếu không làm cùng nhau họ sẽ không thể tạo ra nổi.
Họ đã làm ra cái mà người ta gọi là "một sự đóng góp xã hội". Đó mới chính là lý do thật sự và sâu sắc cho việc tồn tại các công ty, tập đoàn.

1962: DAVID ROCKERFELLER -
Chủ tịch của Ngân hàng Chase Manhattan nói trong một buổi diễn thuyết rằng: "Quan điểm một ông chủ tư bản có quyền tuỳ ý sử dụng tài sản của mình, cũng như tìm kiếm thêm lợi nhuận thì đồng thời ông ta cũng bị buộc vào một số trách nhiệm xã hội đã lỗi thời.
Ngày nay, người quản lý không chỉ là người làm việc để phục vụ cho ông chủ tư bản, mà còn phải là người đại diện cho người lao động, hay sâu sắc hơn, là đại diện cho xã hội của người lao động.
Cùng thời gian này, nhà kinh tế Theodore Levitt viết một bài trên tạp chí Luật Harvard rằng "không bao lâu nữa xu thế mục đích của các hãng/tập đoàn chỉ là để kiếm ra nhiều tiền sẽ chấm dứt, thay vào đó là xu thế khẳng định sự tồn tại của các hãng kinh tế/tập đoàn là để "phục vụ cộng đồng".

1970: RALPH NADER


Đã có khoảng 3000 cổ đông trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hàng năm của hãng GM cũng như các cổ đông lớn của hãng đã đồng loạt bầu RALPH NADER trở thành người đại diện cho một Ủy ban đại diện cho những người lao động.
Nhà kinh tế MILTON FRIEDMAN viết: "Trách nhiệm Xã hội của các hãng/tập đoàn là làm gia tăng giá trị cho lợi nhuận".

Ông lập luận rằng trách nhiệm của một doanh nghiệp đối với cổ đông của mình là ngoài việc tạo ra lợi nhuận còn phải tạo ra những lợi ích xã hội đủ để chính những cổ đông này không cảm thấy có lỗi với phần tài sản mà mình thu được.

Đó gọi là những lợi ích về cả mặt vật chất và tinh thần.

1976: Có đến 23 công ty đã cùng nhau thành lập Câu lạc bộ 5% (The 5% CLUB) để kêu gọi các công ty ủng hộ một số phần trăm nào đó từ lợi nhuận của công ty cho các tổ chức từ thiện. Với 220 thành viên hiện tại, các công ty đóng góp từ 2% - 5% lợi nhuận cho hoạt động của Câu lạc bộ này là General Mills, Target, Medtronic, Cargill, Northwest, Airlines, Comcast và KPMG.

MUHAMMAD YUNUS

MUHAMMAD YUNUS bắt đầu sự nghiệp bằng việc cho người nghèo ở Bangladesh vay vốn. Ngân hàng Grameen của ông đã tạo ra bước nhảy đột phá trong lĩnh vực kinh tế vi mô bằng việc thay đổi nhìn nhận đối với người nghèo, đặc biệt là phụ nữ là những "con nợ khó đòi" mà là những khách hàng tiềm năng.

1983: AMRICAN EXPRESS bắt đầu sử dụng cụm từ "cause-related marketing" để chỉ phương thức marketing mà trong đó, một phần tiền thu về từ một sản phẩm bán ra sẽ giành tặng cho một quĩ từ thiện nào đó. Một chiến dịch quyên góp tiền như vậy đã mang lại lợi nhuận bất ngờ cho hãng Statue of Liberty.

1988: Giám đốc quĩ từ thiện PAUL TUDOR JONES thành lập quĩ Robin Hood nhằm giúp đỡ những người nghèo ở New York. Từ đó mở ra kỷ nguyên và sự bùng nổ của những quĩ từ thiện do các hãng/tập đoàn ở Mỹ quyên góp. Ở Robin Hood, các khoản tiền quyên góp được kiểm soát một cách chặt chẽ và chuyển đến tận tay những người thực sự cần đến chúng.
Hương Lan (dịch từ TIME)




"Hơn 30 năm trước, chúng tôi sáng lập Microsoft với mơ ước mỗi nhà sẽ có 1 máy tính. 10 năm trước, Melinda và tôi lập ra quỹ từ thiện với ước mơ tạo dựng một thế giới mà không một ai phải sống dưới $1 một ngày hay chết vì những bệnh tật có thuốc chữa. CNTB sáng tạo có thể thực hiện điều đó. Tôi hi vọng sẽ có thêm nhiều người tham gia vào sứ mạng này." - Bill Gates.

"Liệu có còn đồng 10 USD nào rớt bên vệ đường?"



Hãng kẹo Cadbury của Anh quốc đã đầu tư hàng nghìn đôla để các hộ gia đình ở Ghana có việc làm, trồng và sản xuất hạt cacao, nguyên liệu làm nên chocola danh tiếng Cadbury.

Như C.K. Prahalad đã chỉ ra trong cuốn sách "Kho báu dưới đáy Kim tự tháp", trên thế giới còn rất nhiều thị trường bị bỏ sót. Một cuộc nghiên cứu phát hiện rằng những 2/3 số người nghèo nhất hành tinh có sức mua tới 5 ngàn tỉ.

Lí do chính của việc các nguồn lực thị trường chưa có khả năng tạo ảnh hưởng đối với các nước đang phát triển chính là việc không nghiên cứu thỏa đáng. Tôi ý thức rất rõ điều này bởi tôi đã chứng kiến ngay tại Microsoft.

Trong vòng nhiều năm, Microsoft dựa vào từ thiện để mang công nghệ tới tay những người không có, bằng cách quyên góp hơn 3 tỉ đô la tiền mặt và phần mềm với hi vọng nối liền hố ngăn cách số.
Nhưng khả năng thực sự của chúng tôi là viết những phần mềm để giải quyết các vấn đề, và gần đây chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi chưa mang đủ những khả năng cần thiết để giải quyết các vấn đề của thế giới đang phát triển. Vì thế chúng tôi đang xem xét bất cập này vừa trên góc độ kinh doanh vừa trên góc độ từ thiện.
Chúng tôi đang xúc tiến các dự án như một giao diện trực quan giúp người mù chữ và bán mù sử dụng máy tính ngay lập tức với lượng đào tạo tối thiểu. Một chương trình khác của chúng tôi cho phép tất cả 50 học sinh của một lớp sử dụng chung 1 máy tính, mỗi học sinh có một chuột điều khiển riêng.
Đây là bước tiến lớn đối với các trường học bởi hiện trạng thiếu hụt máy tính, và đây cũng là một thị trường chúng tôi chưa từng thâm nhập.

Thị trường điện thoại di động còn chỗ trống?

Điện thoại di động là một ví dụ nữa. Các nước phát triển đem lại nguồn thị trường dồi dào, nhưng lịch sử cho thấy các công ty đánh giá thấp tiềm lực của các thị trường này.

Vào năm 2000, khi Vodafone mua lại một phần lớn cổ phần của 1 công ty ĐTDĐ của Kenya, họ ước tính rằng mức tối đa của thị trường tiêu dùng Kenya là 400.000 người sử dụng.
Ngày nay, công ty đó có tới hơn 10 triệu khách hàng. Khách hàng trả tiền cước theo giây chứ không phải phút, vì thế cước phí được giảm đáng kể. Công ty Safaricom, tất nhiên, hưởng lợi hậu hĩnh, nhưng cũng tạo ra sự khác biệt. Các nông dân sử dụng ĐTDĐ để tìm hiểu giá cả tại các chợ lân cận.
Cũng có nhiều công dụng sáng tạo khác, chẳng hạn như việc giữ tiền mặt trong DĐ (qua hệ thống điện tử) và dịch vụ chuyển tiền. Việc hạn chế đem tiền mặt theo người tạo ra nhiều thuận lợi đồng thời giảm nguy cơ cướp giật.
Đây chính là cách đem lại lợi ích cho con người khi các cơ hội được giới kinh doanh khai thác triệt để. Nhưng kể từ khi tôi bắt đầu thảo luận về CNTB sáng tạo đầu năm nay, tôi biết một số người hoài nghi về việc tìm kiếm những thị trường mới.

Họ nói rằng: “Nếu những cơ hội này là có thật, đến giờ này ai đó chắc hẳn đã tìm ra rồi.” Tôi không tán đồng. Luận điểm của họ ngầm định rằng người ta đã nghiên cứu tất cả các thị trường có khả năng tiếp nhận sản phẩm.
Thái độ này gợi cho tôi nhớ tới câu chuyện về một kinh tế gia bước đi trên phố với một người bạn. Nhà kinh tế học bước qua tờ $10 nằm trên đường.

Khi người bạn hỏi tại sao anh không nhặt tiền thì anh giải thích: “Không có lí nào lại có tờ tiền đó, nếu có, chắc hẳn ai đó đã nhặt nó rồi!” Một số công ty mắc phải sai lầm tương tự. Họ nghĩ tất cả những tờ $10 đều được ai đó nhặt hết rồi.

Cơ hội vẫn luôn bỏ ngỏ


Ngân hàng Grameen ở Bangladesh cho những người dân vay tiền để đầu tư kinh doanh. Từ ngày thành lập, ngân hàng này đã cho vay trên 7 triệu đôla giành cho người nghèo.

Chúng ta không thể để những suy nghĩ này cướp đi những cơ hội như thế, và lẽ ra, các nhà nghiên cứu và chiến lược gia cần gặp gỡ các chuyên gia thường xuyên để tìm hiểu nhu cầu của người nghèo và những áp dụng mới cho các ý tưởng của họ.
Ngoài việc tìm kiếm các thị trường mới và phát triển sản phẩm mới, các công ty cũng có thể hưởng lợi bằng cách cung cấp cho người nghèo các sản phẩm với mức độ giảm giá cao.

Các ngành công nghiệp khác chẳng hạn như phần mềm và dược phẩm, hai ngành có chi phí sản xuất thấp, có thể đóng góp bằng cách bán sản phẩm với lợi nhuận cao ở các thị trường giàu, và hưởng lợi ít hơn, hoặc thậm chí không hưởng lợi, ở các thị trường nghèo.
Mặc dù các ngành công nghiệp khác không thể tiến hành việc định giá có phân hạng này, nhưng họ vẫn có thể được công chúng công nhận cũng như nâng cao uy tín. Những công ty tham gia chiến dịch (RED) đã tạo cho mình một thị trường khách hàng mới: những khách hàng muốn góp phần vào một mục đích cao cả. Đó có thể là lí do khiến họ mua ngày càng nhiều sản phẩm.
Không chỉ đối với khách hàng, các công ty với làm việc tốt cũng có lợi ích chủ yếu, đó là khả năng tuyển dụng cũng như duy trì đội ngũ nhân viên tốt. Ngày nay, lớp trẻ trên khắp thế giới muốn làm việc cho các tổ chức mà họ tự hào. Chỉ cần cho họ thấy rằng công ty của họ đang áp dụng chất xám vào việc giúp đỡ những người nghèo nhất, họ sẽ đáp lại bằng lòng tận tụy và sự nhiệt tình.

Tạo ra các động lực mới
Cho dù giới kinh doanh ra sức tìm kiếm hay suy nghĩ một cách sáng tạo, thế giới vẫn có những vấn đề mà những động lực của các thị trường đang tồn tại không giải quyết được.

Bệnh sốt rét là một ví dụ tốt: Những người bệnh cần thuốc hay những vắc xin mới lại là những người ít có khả năng chi trả nhất, bởi thế những loại thuốc và vắc xin đó chẳng bao giờ được sản xuất. Trong những trường hợp này, các CP và các tổ chức phi lợi nhuận có thể tạo ra những khích lệ mới.
Đây là cách thứ hai để CNTB sáng tạo cất cánh. Các biện pháp khuyến khích có thể trực tiếp như khen ngợi các công ty có thành tích trước công chúng.

Mùa hè này, một tổ chức phi lợi nhuận của Hà Lan tên là Access to Medicine Foundation đã xuất bản báo cáo liệt kê những công ty dược phẩm có nỗ lực lớn nhất trong việc sản xuất và chuyên chở thuốc tới người dân những nước đang phát triển.

Khi tôi nói chuyện với giới điều hành của các công ty dược, họ nói rằng họ còn muốn làm nhiều hơn cho những căn bệnh thường bị sao lãng, nhưng họ cần được ghi nhận công sức. Và bản báo cáo đã thực hiện chính xác mục đích đó.
Việc được công chúng biết tới có giá trị rất cao, nhưng đôi lúc không đủ để thuyết phục các công ty tham gia. Thậm chí quan hệ công chúng có lẽ cũng không đủ tiền để trang trải cho 10 năm nghiên cứu một loại thuốc mới.

Vì thế việc các CP tạo thêm những khích lệ về mặt tài chính là rất cần thiết. Chẳng hạn, theo một đạo luật của Mỹ năm ngoái, bất cứ một công ty dược nào phát triển phương pháp chữa mới cho những căn bệnh vốn bị lơ là như sốt rét sẽ được Cục quản lí Dược và Thực phẩm (FDA) ưu tiên kiểm duyệt hàng đầu, kể cả việc kiểm duyệt các sản phẩm khác.

Chẳng hạn nếu bạn cho ra đời một loại thuốc sốt rét mới, thuốc cholesterol kiếm lợi nhuận cao của bạn cũng có thể xuất hiện trên thị trường sớm hơn tới 1 năm. Đó là cách rất hay mà các CP có thể áp dụng để cung cấp nhiều dạng cứu trợ hơn nữa và điều chỉnh nguồn lực thị trường vào việc cứu sống nhiều người hơn nữa.
Tất nhiên, CP ở các nước đang phát triển cũng cần tạo điều kiện cho các thị trường phát triển, đem lợi ích của tăng trưởng kinh tế tới nhiều người hơn nữa.

Thực ra, tôi cũng nghe được một tranh luận khác chống lại CNTB sáng tạo: “Chúng ta không cần biến CNTB thành CNTB sáng tạo.

Chúng ta chỉ cần các CP ngừng việc can thiệp. "Vấn đề là ở chỗ các quốc gia vẫn có thể tiến hành đầu tư kinh doanh, cả trong và ngoài nước, với điều kiện đảm bảo quyền sở hữu tài sản, giảm nạn quan liêu, vv & vv…

Tuy nhiên, những thay đổi này đến rất chậm, trong khi chúng ta không thể ngồi chờ. Là một nhà kinh doanh, tôi đã thấy nhiều công ty bước chân vào những thị trường mới, ngay cả khi các điều kiện chưa phải là lí tưởng.

Là một nhà từ thiện, tôi cũng thấy sự quan tâm của chúng ta buộc chúng ta phải giúp người khác. Chúng ta càng chờ lâu, càng có nhiều người phải chịu đựng một cách vô ích.

Bước tiếp theo là gì?



Chương trình TOMS được một công ty đặt ở Santa Monica, California (Mỹ) thực hiện rất đơn giản: Bạn mua một đôi giày và họ sẽ tặng bạn thêm một đôi khác để giành tặng cho những trẻ em nghèo thật sự cần đến những đôi giày đó. Chương trình này vừa giúp tăng doanh thu của các cửa hàng, thu hút khách mua hàng và giúp đỡ được người nghèo.

Vào tháng 6 vừa rồi, tôi đã thôi vai trò hàng ngày tại Microsoft để giành nhiều thời gian hơn cho Quỹ Bill & Melinda Gates. Tôi sẽ trao đổi với các nhà lãnh đạo về việc làm thế nào để CP của họ tăng trợ cấp cho người nghèo, sử dụng trợ cấp một cách có hiệu quả và thu hút nhiều đối tác hơn thông qua CNTB sáng tạo.

Tôi cũng sẽ thảo luận với các CEO về những gì công ty của họ có thể làm. Có một ý tưởng là đóng góp một phần thời gian của các nhà sáng kiến hàng đầu vào những vấn đề ảnh hưởng tới những người bị CNTB bỏ lại.

Những đóng góp như thế này sử dụng lượng chất xám vốn dùng để cải thiện cuộc sống cho những người giàu nhất vào việc hiến tặng một phần cho cuộc sống của những người còn lại. Một số công ty dược như Merck và GlaxoSmithKline đã bắt đầu thực hiện điều này.

Công ty Hóa chất Sumitomo của Nhật Bản đã chia sẻ một phần công nghệ với công ty sợi của Tanzania, nhằm sản xuất hàng nghìn tấm màn – công cụ chủ yếu phòng chống sốt rét. Các công ty khác cũng đang đi theo hướng tương tự trong lĩnh vực thực phẩm, ĐTDĐ và ngân hàng.
Nói cách khác, CNTB sáng tạo đã bắt đầu chặng đường của nó. Nhưng chúng ta còn có thể làm được nhiều hơn nữa. Các CP có thể tạo ra nhiều khuyến khích hơn như phiếu tặng tiền FDA.

Chúng ta cũng có thể mở rộng ý tưởng thẻ báo cáo ra ngoài khuôn khổ của ngành dược phẩm và xuất bản hạng mục để các công ty được danh tiếng từ nỗ lực của mình. Người tiêu dùng có thể tặng thưởng các công ty bằng cách mua sản phẩm của họ.

Các nhân viên có thể biết chủ của họ đóng góp như thế nào. Nếu ngày càng có nhiều công ty theo bước các công ty đầu đàn trong ngành, cùng với nhau họ sẽ tạo ra sức mạnh lớn để giải quyêt những vấn đề nghiêm trọng nhất của thế giới.
Hơn 30 năm trước, Paul Allen và tôi sáng lập Microsoft bởi chúng tôi muốn là một phần của công cuộc đặt một chiếc máy tính lên mỗi chiếc bàn trong mỗi ngôi nhà.

10 năm trước, Melinda và tôi lập ra quỹ từ thiện bởi chúng tôi muốn là một phần của một công cuộc khác, lần này là giúp tạo dựng một thế giới mà không một ai phải sống dưới $1 một ngày hay chết vì những bệnh tật chúng ta có thể phòng chống.

CNTB sáng tạo có thể thực hiện điều đó. Tôi hi vọng sẽ có thêm nhiều người tham gia và sứ mạng này.

Theo Tuanvietnam.net


  Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này
Gửi trả lời


Công Cụ
Xếp Bài

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Hình Cảm xúc đang Mở
[IMG] đang Mở
Mã HTML đang Tắt




Bây giờ là 11:07 PM. Giờ GMT +7



Diễn đàn tin học QuantriNet
quantrinet.com | quantrimang.co.cc
Founded by Trương Văn Phương | Developed by QuantriNet's members.
Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.