Chia Sẽ Kinh Nghiệm Về IT



Tìm Kiếm Với Google
-


Gởi Ðề Tài Mới  Gửi trả lời
 
Công Cụ Xếp Bài
Tuổi 30-06-2009, 09:37 AM   #1
hoctinhoc
Guest
 
Trả Lời: n/a
Cài đặt HĐH MacOS cho PC
Cài đặt HĐH MacOS cho PC

MacOS là hệ điều hành riêng của máy tính Apple, muốn sử dụng tất nhiên bạn phải có trong tay một hệ thống do Apple cung cấp (laptop hoặc máy bàn). Nhưng những hệ thống này được cho là khá đắt đỏ và không phải ai cũng có điều kiện (và thích) mua nó, tuy nhiên sự hấp dẫn của MacOS là rất lớn. Chính vì thế người ta đã nghĩ ra cách để cài MacOS lên các hệ thống khác ngoài Apple, bằng cách chỉnh sửa lại một số thứ của bộ cài đặt. Giờ đây bạn đã có thể cài MacOS cho máy tính của mình. MacOS sau khi được chỉnh sửa được gọi là OSx86, máy tính cài MacOS này được gọi là hackintosh.



I./ Những thứ cần chuẩn bị:
  • Để cài đặt OSx86 thì trước tiên bạn phải biết cấu hình máy của mình, các thông tin về Mainboard, CPU, Ram, Bios version... Hãy sử dụng phần mềm CPUZ để kiểm tra các thông số này.
  • Xem thông tin về VGA Card và Sound Card bằng cách dùng câu lênh dxdiag trong cửa sổ Run.
  • Cẩn thận hơn nữa thì vào Device Manager để xem các thông tin còn lại.
  • Chọn cho mình bộ cài OSx86 thích hợp dựa trên những thông tin về máy đã được xác định ở trên.
II./ Thông tin cần biết:
1. Các website của dân OSx86

  • http://wiki.osx86project.org : gần như là kim chỉ nam cho những người muốn tập tành cài đặt OSx86. Tại đây bạn có thể tìm thấy những thông tin cần thiết dành cho người mới bắt đầu. Những hướng dẫn chi tiết cài đặt của từng bộ Osx86 khác nhau. Bạn cũng có thể tìm thấy cách fix lỗi driver của mình tại đây.
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Hackintosh : Chỉ đơn giản là tập hợp các khái niệm cần biết, những định nghĩa mà bạn nên đọc qua để có thể hình dung được thế nào gọi là OSx86. Cũng giống như trên, website này cũng bằng tiếng anh lên có thể bạn sẽ gặp đôi chút khó khăn.
  • http://apple2pc.blogspot.com : một blog tổng hợp và chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm về việc cài đặt OSx86. Blog của shay.hackintosh, ngôn ngử sử dụng là tiếng anh.
  • http://netkas.org : cũng là một blog tổng hợp nhiều bài viết hay về OSx86 mà bạn nên xem qua.
  • http://www.insanelymac.com/forum/ : một cộng đồng Hackintosh rất lớn, tại đây bạn có thể tải các driver cần thiết.
  • http://forum.osx86scene.com/ : cũng tương tự như insanelymac.com. Nếu cần các bộ cài OSx86 bạn có thể tải về tại đây.
  • http://www.hackint0sh.org : thật thiếu sót khi không nhắc đến website này. Nhưng bài viết trong này thực sự cần thiết dành cho bạn.
2. OSx86 có bao nhiêu bộ cài đặt?
  • Điều đầu tiên bạn cần nhớ là Apple chỉ phát hành MacOS dành cho máy tính của Apple và bộ cài đặt này không cài được trên máy tính của các hãng khác.
  • Hiện có rất nhiều bộ cài đặt OSx86 khác nhau do những nhóm khác nhau phát triển, và vì là bản chỉnh sửa lại từ bộ cài chính thức do Apple phát hành nên không có bộ cài nào là hoản hảo và tốt nhất cả.

  • Những cái tên phải kể đến như Kalyway, Leo4all, iATKOS, JaS, Leopard Zephyroth, iDeneb. Tùy thuộc vào phần cứng mà bạn lựa chọn bộ cài phù hợp cho mình. Hãy thử nhiều phiên bản khác nhau bạn sẽ tìm được phiên bản chạy tốt nhất trên máy tính của mình.
  • Bộ cài tương thích với nhiều phần cứng nhất hiện này là Kalyway, bạn nên dùng thử trước.
  • Không có bộ cài nào có thể có đầy đủ driver cho các phần cứng của bạn, vì thế hãy thử nhiều bộ cài khác nhau để được kết quả tốt nhất.
3. Driver cho OSx86 thì làm như thế nào?
  • Các hãng không sản xuất driver cho OSx86, chính vì thế việc phần cứng của bạn có driver hay không phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ làm việc của cộng đồng Hackintosh.
  • Tuy nhiên bạn có thể yên tâm là hiện nay, hầu hết các phần cứng đều đã có driver chạy trên OSx86, mặc dù phần nhiều vẫn chỉ là bản beta.
  • Hãy thường xuyên truy cập The OSx86 Scene Forums để biết các thông tin về drive mà bạn cần.
III./ Những lưu ý chung:
  • OSx86 không hoàn hảo như MacOS cài đặt trên các máy tính Apple, vì thế nếu trong quá trình sử dụng có lỗi sảy ra thì bạn cũng đừng vội thất vọng, hãy tìm cách fix nó.
  • Tuyệt đối không dùng chức năng Software Update... để update version của OSx86 (ví dụ từ 10.5.6 lên 10.5.7) vì thao tác này sẽ làm hỏng hệ điều hành và bạn phải cài đặt lại từ đầu.
  • Hãy chuẩn bị sẵn một bàn phím (và chuột) có kết nối usb, sẽ hữu dụng khi trong quá trình cài đặt mà bàn phím của máy không hoạt động.
  • Tìm hiểu thật kỹ trước khi bắt tay vào thực hiện thì bạn sẽ không bị bối rối trước những lỗi phát sinh trong quá trình cài đặt và sử dụng.
  • Hãy chọn bộ cài đặt cho mình trước mà không cần quan tâm đến driver có đủ hay không. Sau khi cài đặt mới tiến hành fix lỗi driver.
IV> Hướng dẫn cài Mac OSX Leopard 10.5.5 trên EeePC 1000H
Bạn có từng mơ ước được sở hữu một chiếc máy Macbook cài đặt HĐH MAC OSX đẹp như mơ của Apple không? Bạn có phải đắn đo suy nghĩ với giá tiền hàng ngàn $ của một chiếc Macbook không? Bạn có từng mơ ước rằng chiếc laptop của mình có thể chạy được Mac OSX không? Và nay, giấc mơ đã có thể trở thành hiện thực, Diễn đàn Tinh Tế sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt Mac OSX phiên bản mới nhất Leopard 10.5.5 lên chiếc Netbook Asus Eee PC 1000H.






Để tiến hành, các bạn cần chuẩn bị như sau:
Các vật dụng cần có:
- 1 Netbook Asus Eee PC 1000H (bản 1000HD không thể cài Mac được, bạn nên chú ý nhé)
- 1 ổ đĩa DVD gắn ngoài.
- Đĩa Mac OSX Leopard 10.5.5, tên mã iDeneb.

Ghi chú: Bạn nên đọc hướng dẫn này vài lần, nắm rõ các ý, các bước cần làm, bạn cũng nên tải toàn bộ các gói driver và patch được đính kèm theo bài viết này trước khi tiến hành.

I)Update Bios để sửa lỗi ACPI.
Nâng cấp bằng phần mềm có sẵn của Asus trong Windows XP
(Bạn nên sao lưu lại Bios trước khi tiến hành nâng cấp)
Cách đơn giản nhất để nâng cấp Bios là dùng phần mềm Asus Windows Tool được cài sẵn trong máy, và chọn “Update from file”
-Start Menu -> ASUS update -> Update Bios from file -> Chọn file Bios vừa tải về -> OK.



II) Phân vùng ổ đĩa cứng:
- Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn cài đặt chế độ Boot 2 hệ điều hành song song: MS Windows XP và Apple Mac OSX Leopard 10.5.5, cách làm như sau:
Sử dụng chương trình Disk management của Windows:
- Chuột phải lên My Computer -> Manage -> Diskmanagement.


- Xóa Partition thứ hai bằng cách chuột phải -> Delete partition.


Tạo một partition mới nhưng không format nó.


III) Cài đặt Mac Leopard 10.5.5:

3.1) Tải về bản Mac OSX:
Tải về bản Mac OSX từ nguồn nằm trong file text đính kèm theo bài viết
Ghi file .iso đó ra đĩa DVD.

3.2) BIOS Settings: Bạn phải chỉnh một chút trong BIOS trước khi cài đặt

Bấm F2 ở màn hình khởi động máy để vào mục Bios Settings.
Advanced -> Onboard Device Configuration
Onboard LAN:Disable
Onboard Camera: Enable
Onboard Wlan:
Enable
Onboard Bluetooth: Enable
Advanced - CPU settings
Max CPUID Value Limit: Disable

Lưu lại và thoát, khởi động lại máy.


3.3) Cài đặt Leopard 10.5.5:
Bỏ đĩa Leopard bạn vừa ghi ra đĩa DVD vào ổ đĩa DVD gắn ngoài và boot, bấm ESC ở màn hình khởi động để chọn thiết bị boot ưu tiên -> USB DVD Drive -> OK.
Quá trình khởi động đĩa cài đặt có thể mất từ 5 – 15 phút tùy theo cấu hình máy và tốc độ ổ đĩa quang gắn ngoài.
Màn hình cài đặt Mac OSX sau khi khởi động xong:


Bạn chỉ việc bấm Next tới khi hiện ra màn hình thông báo Select a Destination, sau đó bạn nhấn Utilities trên thanh menu, chọn Disk Utilities


Ở Menu phía trên ta chọn Utilities -> Disk Utilities.
Chọn phân vùng ổ đĩa bạn đã tạo ở bước I và định dạng nó theo chuẩn “Mac OS Extended(Journaled)”, đặt tên là OSX (Hoặc tên gì tùy ý bạn), sau đó chọn Erase


Thoát Disk Utilities, lúc này bạn sẽ thấy phân vùng OSX vừa được format lúc nãy.

Bạn chọn phân vùng vừa được format, nhấn Continue, sau đó bạn sẽ được đưa đến màn hình Install Summary, bạn nhấn Customize




Chọn các tùy biến cài đặt như sau:
    • Chipsets -> ICHx Fixed..
    • Chọn mục FireWire Remove
    • Video -> Intel -> Chọn GMA950


Sau khi đã chọn xong ta bấm Done -> Install
Giờ thì bạn có thể tự thưởng cho mình bằng một ly cà phê trong khi chờ đợi quá trình cài đặt hoàn tất (khoản 30 – 45 phút).



3.4) Tinh chỉnh hệ thống sau khi Leopard 10.5.5 được cài đặt xong:
- Lần khởi động đầu tiên, Mac OSX sẽ yêu cầu bạn khởi tạo một tài khoản sử dụng, đừng bỏ qua bước này nhé. Lưu ý là bạn phải tạo Password cho User, vì nếu không có password, bạn sẽ không thể cài được phần mềm trên MAC OS.
- Tải về các files cần thiết sau khi cài (đính kèm theo bài viết). Bung nén, mặc định chúng sẽ bung ra chung trong một thư mục.

3.4.1) Sửa "About this Mac"
Cài đặt gói "About this Mac" để máy hiểu đúng cấu hình hệ thống, chỉ cần cài gói này xong bước này.





3.4.2) Installing kexts (Driver) (tải về file đính kèm theo bài viết)
Chạy ứng dụng "Kext Helper".


Kéo và thả những filestrong folder "DriverChung" vào "Kext Helper".


Nhập password (nếu bạn có tạo trong lúc tạo tài khoản User) -> "Easy Install" -> làm theo các bước hướng dẫn -> OK
Khởi động lại máy.

3.4.3) Chỉnh độ phân giải màn hình.
Lúc này Leopard sẽ thiết lập độ phân giải là 800x600 pixels, chúng ta sẽ chỉnh lại theo độ phân giải của Eee PC là 1024x600 pxl.
Cài đặt "SwitchResX"


Chạy chương trình "SwitchResX"


Chọn “Custom” -> Dấu “+”


Bạn chỉ cần đổi
"Pixel Clock " thành 60 Horizontal resolutionthành 1024 , Vertical là 600 -> OK -> Apply.


Chạy chương trình "OSx86 Tool" -> “Enable/Disable Quartz GL" -> "Enable Quartz GL"


Khởi động lại máy.

3.4.4) Sửa lỗi hiển thị Pin cho máy.
Xóa "PowerManagement.bundle" trong thư mục: System/Library/SystemConfiguration bằng cách kéo thả vào thùng rác (Bạn nên sao lưu file này)


Chép file "PowerManagement.bundle" mớibằng cách kéo thả vào thư mục:System/Library/SystemConfiguration.Nhập password -> OK.


Chạy chương trình "OSx86 Tool"
Chọn "Repair Permissions" "Clear Extensions Cache"


Chọn "Run Selected Tasks".
Chờ một lúc, có thể sẽ mất từ 5 – 15p.
Khởi động lại máy.

3.4.5) Cài WLAN Driver
Tải về và cài đặt Driver cho WLAN đính kèm trong bài viết.
Sau khi cài xong, bạn vào System Preference, Network thì sẽ thấy máy báo có Ethernet connecton mới, thực ra đây chính là card Wifi của bạn, bạn có thể đặt tên lại thành wifi hoặc để nguyên cũng không sao, bạn nhấn OK để xác nhận và đóng System Preferences lại.
Sau khi bạn cài driver cho card Wifi, bạn vào mở Finder, vào Application, chạy chương trình WirelessUtilityCardbusPCI. Bạn nhấn vào tab Site Survey, nhấn rescan, bạn sẽ thấy mạng wifi của mình, bạn nhấn đúp để kết nối. Nếu bạn không thấy mạng wifi của bạn, bạn có thể nhấn vào tab advance và nhấn nút radio off – radio on để kích hoạt card wifi.

3.4.6) Cài đặt Driver cho Card âm thanh.
Trước tiên bạn cần xóa file AppleHDA.kext ở folder System\Library\Extensions
Sau đó bạn cài gói AzaliaAudio.pkg
Khởi động lại máy
Sau đó bạn tiếp tục cài phần mềm Audieee, sau đó bạn vào Application và chạy Audieee để chọn loa, vậy là bạn đã có thể nghe nhạc trên Leopard được rồi đấy.

IV) Hoàn tất:
- Lúc này, bạn đã cài đặt xong HĐH Mac OSX Leopard 10.5.5 trên chiếc Eee PC 1000H.
- Ghi chú: Trong quá trình khởi động, khi hiện “Press any key to enter boot options”, bạn bấm phím bất kì để chọn hệ điều hành, dòng trên là Windows XP, dưới là Mac OSX, Diễn đàn Tinh Tế chúc bạn thành công.
Thân.



File Kèm Theo Bios 1000H.rar (374.6 KB, 249 lần tải)

AboutThisMac.rar (3.4 KB, 152 lần tải)

Driver chung.zip (1.49 MB, 350 lần tải)

Driver wifi 1000h.zip (4.39 MB, 263 lần tải)

Soundcard.zip (293.5 KB, 239 lần tải)

link iDeneb.txt (7.5 KB, 157 lần tải)

switchRex, OSX86 Tools.zip (7.66 MB, 404 lần tải)
Chúc các bạn thành công
Nguồn: tinhte.com
  Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này
Gửi trả lời



Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Hình Cảm xúc đang Mở
[IMG] đang Mở
Mã HTML đang Tắt




Bây giờ là 12:49 AM. Giờ GMT +7



Diễn đàn tin học QuantriNet
quantrinet.com | quantrimang.co.cc
Founded by Trương Văn Phương | Developed by QuantriNet's members.
Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.