Chia Sẽ Kinh Nghiệm Về IT



Tìm Kiếm Với Google
-


Gởi Ðề Tài Mới  Gửi trả lời
 
Công Cụ Xếp Bài
Tuổi 03-09-2010, 02:22 PM   #1
hoctinhoc
Guest
 
Trả Lời: n/a
kỹ năng mềm yếu tố cần cho thành công

Kỹ năng mềm quyết định 85% sự thành công


Học sinh, sinh viên Việt Nam vốn rất nổi tiếng ở tinh thần tự chủ trong học tập. Hàng năm, chúng ta luôn đạt nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi trí tuệ trên thế giới (toán, vật lý, cờ vua, robocon…). Thế nhưng, năng lực lao động của Việt Nam lại đứng ở một vị trí khiêm nhường và chưa được đánh giá cao bởi hạn chế từ những kỹ năng nghề nghiệp.


Trong khi đó, các quốc gia phát triển ở châu Âu, châu Mỹ lẫn châu Á luôn đặt nhu cầu rèn luyện kỹ năng cho sinh viên và công dân lên hàng đầu. Tất cả đều nhằm mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao, đồng thời giúp công dân có mức thu nhập cao và thành đạt. Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng - Skills Based Economy (http://www.librarything. com/work/5395375). Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà khoa học trên thế giới thì cho rằng: Để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%.


Tại Việt Nam, trong nhiều năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã nhiều lần lên tiếng đề cập đến kỹ năng mềm” cũng như tầm quan trọng của kỹ năng này. Có được kỹ năng mềm vững không những giúp con đường học tập của các bạn trẻ trở nên suôn sẻ, thuận lợi, tạo bước đà cho sự nghiệp thành công mà nó còn đem lại hạnh phúc trong cuộc sống.


Nhận định đúng tầm quan trọng của “kỹ năng mềm”, thế hệ học sinh, sinh viên cần lưu tâm hơn nữa trong việc trau dồi kỹ năng cho mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bởi kiến thức không phải là tất cả và để giải quyết công việc thì không chỉ có kiến thức. Trong khi hiện nay đa số các trường vẫn chưa thật sự lưu tâm đến việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, thì việc tự trau dồi hoặc đăng ký các khóa học bồi dưỡng là điều nên làm ngay từ bây giờ của mỗi chúng ta.


Hiểu về kỹ năng mềm và những kỹ năng cần có để thành công


Kỹ năng mềm (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: Kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.

Những kỹ năng cứng (hard skills) như khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn thường xuất hiện trên bản lý lịch. Bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng với hàng loạt bằng cấp của mình, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng những điều đó không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn cần có cả những kỹ năng mềm, vì thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 15% là do những kiến thức chuyên môn, 85% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này.

Tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế tại Việt Nam, 10 kỹ năng sau là căn bản và quan trọng hàng đầu cho người lao động trong thời đại ngày nay:

1/ Kỹ năng học và tự học (Learning to learn);

2/ Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal branding);

3/ Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills);

4/ Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills);

5/ Kỹ năng lắng nghe (Listening skills);

6/ Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills);

7/ Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills);

8/ Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills);

9/ Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork);

10/Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills).


to be Continue.....





Kỹ năng 1: Kỹ năng học và tự học

Nhẩm tính sơ lược, ở cấp học phổ thông, mỗi học trò phải đọc trên 60 quyển sách. 4 năm đại học, mỗi sinh viên phải học và đọc trung bình trên 100 quyển sách. Với những con số biểu tượng cho sự khổng lồ của kiến thức trong cuộc đời đi học, mỗi học trò, mỗi con người cần tìm cho mình những công cụ, phương pháp, mà quan trọng nhất là kỹ năng học và tự học để lãnh hội hết những kiến thức chuyên môn dành cho mình.

Nói đến việc học, hầu hết người Việt đều quan niệm mấu mốt thành công nằm ở tính siêng năng, cần cù. Đúng là như vậy, việc học đòi hỏi một sự luyện tập lặp đi lặp lại, để kiến thức trở thành phản xạ, trở thành bản năng. Muốn tính nhanh, hãy tính nhiều lần, muốn viết hay, hãy viết nhiều bài.




Tuy nhiên, có những học trò vẫn chưa có được sự nhạy bén cần thiết trong bài thi, chưa nắm rõ đến chân tướng của kiến thức mặc dù đã bỏ rất nhiều thời gian, công sức để đầu tư cho việc học của mình. Hình ảnh dễ thấy nhất, là những học sinh học thêm từ sáng đến tối, một môn học hai ba thầy, một lúc học hai ba trường, nhưng vẫn cảm thấy không thể nắm bắt hết nội dung của chương trình học. Hay những sinh viên đi học đầy đủ, vùi đầu trong thư viện cả kỳ thi mà vẫn không thể có kết quả khả quan trong các kỳ thi. Những học trò này cần tìm cho mình một phương pháp học có hiệu quả hơn.

Những điều cần phải có trong học tập

Kế hoạch

Kế hoạch trong học tập là điều quan trọng nhất, nhưng cũng thường bị chúng ta bỏ sót nhất trong quá trình học tập của mình.

Mỗi người có thể có một kế hoạch và mục tiêu khác nhau, nhưng lập kế hoạch để chúng ta biết được khối lượng kiến thức ta đang có và sẽ phải có. Ta sẽ luôn ý thức được những vấn đề quan trọng, những vấn đề ta còn yếu để chú ý rèn luyện nhiều hơn.

Công cụ ghi nhớ

Nếu có những công cụ ghi nhớ khoa học, nếu hiểu rõ bản tính cách học của mình, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian cho việc học thuộc hay nghiên cứu, giải quyết các vấn đề trong bài học.

Bạn cần phải biết, mình có thói quen học như thế nào. Có một số người học bài phải đọc to lên mới nhớ được, một số khác thì phải vừa nghe nhạc vừa học thì mới tập trung hơn. Bạn nên biết thêm một số công cụ trợ giúp suy nghĩ rất hữu hiệu như Mind Map của Tonay Buzan sẽ giúp bạn hệ thống hóa kiến thức một cách rất hữu hiệu.

Thời gian ở lớp

Bạn cần có một chiến lược để tiếp cận kiến thức từ thầy cô. Phần lớn học sinh than phiền thời lượng học tập ở lớp quá ít, thầy cô không thể chuyển tải hết kiến thức cho mình. Bạn cần hiểu rằng, bạn cần xắn tay áo, chủ động tự tìm hiểu tất cả, và thầy cô sẽ hướng dẫn, giải đáp những chỗ khúc mắc của bạn mà thôi.

Nếu mỗi lần gặp thầy cô trên lớp mà bạn đặt được nhiều câu hỏi, có nghĩa là bạn đang sử dụng hiệu quả khoảng thời gian đó

Kiên trì, cần cù

Học là một công việc, một hoạt động đòi hỏi sự nhẫn nại rất cao, vì bạn phải tiếp thu cái mới, cái mình chưa biết và luyện tập để biến nó thành cái mình thành thạo. Có được phương pháp hay, công cụ tốt, cộng thêm sự kiên trì và cố gắng, bạn sẽ là một học sinh giỏi mà không phải là “con mọt sách”


Kỹ năng tự học không chỉ quan trọng trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, mà nó cần thiết cho suốt thời gian lao động của cả đời người. Nhất là ngày nay, khi mà thế giới biến đổi quá nhanh, mỗi ngày, mỗi tờ báo đều đăng tải những phát minh mới, sản phẩm mới, phương pháp mới, công cụ mới. Nếu bạn không có kỹ năng học và tự học để tiếp thu liên tục những đổi mới này, bạn sẽ mãi là người đứng sau.




Kỹ năng 2: Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân


Phần 1: Kỹ năng lãnh đạo bản thân


Kỹ năng lãnh đạo được xem như một nhân tố quan trọng trong lĩnh vực quản lý. Một nhà quản lý giỏi cũng có thể là một nhà lãnh đạo giỏi và ngược lại. Nhà lãnh đạo cũng giống như người thuyền trưởng của con tàu, một thuyền trưởng giỏi sẽ dẫn dắt con tàu vượt qua sóng cả để về đến bến an toàn.


Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo với những phẩm chất cốt yếu? Bạn có thể phát triển khả năng của bản thân để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi? Câu trả lời cho những câu hỏi trên của bạn là CÓ. Bạn có thể tìm thấy câu trả lời qua các trắc nghiệm về khả năng lãnh đạo cũng như học hỏi từ những Video của các chuyên gia trong lĩnh vực và các Video về chính những nhà lãnh đạo lỗi lạc trong chuyên đề KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO - LEADERSHIP SKILLS của chuyên trang.

Kỹ năng lãnh đạo là một phẩm chất bạn cần phải học hỏi và rèn luyện. Cách học tốt nhất chính là từ những kinh nghiệm của bản thân. Năng lực lãnh đạo được phát triển qua kinh nghiệm thực tế, qua những cọ sát, thử thách với công việc hằng ngày. Cũng như đối với mọi vấn đề khác trong cuộc sống, càng có nhiều thời gian khám phá khả năng lãnh đạo thực tế thì bạn càng gặt hái nhiều điều từ nó. Từ nền tảng lý thuyết, ý tưởng và kinh nghiệm của những bậc tiền bối mà chuyên đề cung cấp, kết hợp với thực nghiệm của chính bản thân, các bạn sẽ dần dần khám phá được khả năng lãnh đạo của bản thân cũng như học hỏi thêm được những kỹ năng, phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo xuất chúng.


Trắc nghiệm: Bạn có phải là một nhà lãnh đạo giỏi?

Đối với bạn thì ai là một nhà lãnh đạo giỏi? Có thể đó là một chính trị gia, một doanh nhân tiếng tăm, hoặc cũng cỏ thể là một người hoạt động tôn giáo. Hoặc đó có thể là người mà chỉ có cá nhân bạn và một số người biết đến như thủ trưởng trong cơ quan, thầy giáo hay một người bạn của bạn.

Bạn có thể thấy ở con người đó phẩm chất lãnh đạo trên mọi phương diện. Tuy nhiên, một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ đơn giản là phải có trách nhiệm trong mọi công việc mà hơn thế nữa họ cần phải là người dẫn đường có cái nhìn sáng suốt và quản lý một cách có hiệu quả.

Làm lãnh đạo đã khó, làm lãnh đạo giỏi còn khó hơn gấp nhiều lần. Lãnh đạo không chỉ đơn thuẩn là một chức danh, một vị trí, một sự bổ nhiệm mà hơn thế, lãnh đạo chính là khả năng tạo ra ảnh hưởng với tất cả mọi người. Do đó, muốn làm lãnh đạo giỏi, phải có những "bí kíp" riêng.

Vậy làm thế nào để phát huy khả năng lãnh đạo của bản thân? Bạn có thể bắt tay vào công việc đầu tiên đó chính là việc phân tích, tìm hiểu sâu hơn về khả năng lãnh đạo của bản thân trong từng lĩnh vực riêng biệt của công tác lãnh đạo. Hãy hoàn thành bài trắc nghiệm dưới đây để xác định xem liệu bạn có phải là một nhà lãnh đạo sáng suốt rồi hay chưa và liệu bạn có cần phải bồi dưỡng thêm những kỹ năng cần thiết khác của một nhà lãnh đạo hay không.



1. Khi phân chia công tác bạn luôn chú trọng đến kỹ năng cũng như sở thích của mỗi người.
  • a) Không bao giờ
  • b) Hiếm khi
  • c) Thỉnh thoảng
  • d) Thường xuyên
  • e) Luôn luôn
2. Bạn có thường nghi ngờ khả năng thành công của chính bản thân mình?
  • a) Không bao giờ
  • b) Hiếm khi
  • c) Thỉnh thoảng
  • d) Thường xuyên
  • e) Luôn luôn
3. Bạn có phải là người chỉ quan tâm đến thành quả cao nhất của mọi người?
  • a) Không bao giờ
  • b) Hiếm khi
  • c) Thỉnh thoảng
  • d) Thường xuyên
  • e) Luôn luôn
4. Bạn mong muốn nhân viên của mình phải nâng cao chất lượng làm việc hơn là đòi hỏi bản thân mình phải nỗ lực hơn nữa trong công việc?
  • a) Không bao giờ
  • b) Hiếm khi
  • c) Thỉnh thoảng
  • d) Thường xuyên
  • e) Luôn luôn
5. Khi ai đó có chuyện buồn, bạn cố gắng để hiểu được cảm xúc của anh ấy (cô ấy).
  • a) Không bao giờ
  • b) Hiếm khi
  • c) Thỉnh thoảng
  • d) Thường xuyên
  • e) Luôn luôn
6. Khi hoàn cảnh thay đổi, bạn có thể cố gắng hết sức để xác định được việc mà mình cần phải làm trong hoàn cảnh đó.
  • a) Không bao giờ
  • b) Hiếm khi
  • c) Thỉnh thoảng
  • d) Thường xuyên
  • e) Luôn luôn
7. Bạn cho rằng, không nên để cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
  • a) Không bao giờ
  • b) Hiếm khi
  • c) Thỉnh thoảng
  • d) Thường xuyên
  • e) Luôn luôn
8. Bạn luôn tích cực trong công việc vì bạn biết là điều đó có thể dẫn tới thành công.
  • a) Không bao giờ
  • b) Hiếm khi
  • c) Thỉnh thoảng
  • d) Thường xuyên
  • e) Luôn luôn
9. Bạn cho rằng thật lãng phí thời gian để lo lắng về tinh thần làm việc của cả đội.
  • a) Không bao giờ
  • b) Hiếm khi
  • c) Thỉnh thoảng
  • d) Thường xuyên
  • e) Luôn luôn
10. Bạn thường xuyên tỏ ra buồn bã và lo lắng ở nơi làm việc.
  • a) Không bao giờ
  • b) Hiếm khi
  • c) Thỉnh thoảng
  • d) Thường xuyên
  • e) Luôn luôn
11. Hành động của bạn chỉ rõ cho người khác thấy là bạn muốn gì ở họ.
  • a) Không bao giờ
  • b) Hiếm khi
  • c) Thỉnh thoảng
  • d) Thường xuyên
  • e) Luôn luôn
12. Khi bạn làm việc theo nhóm, bạn khuyến khích mọi người làm việc trên tinh thần hướng tới mục tiêu chung.
  • a) Không bao giờ
  • b) Hiếm khi
  • c) Thỉnh thoảng
  • d) Thường xuyên
  • e) Luôn luôn
13. "Bạn luôn mong muốn người khác làm đúng theo quy tắc và mong đợi của bạn"
  • a) Không bao giờ
  • b) Hiếm khi
  • c) Thỉnh thoảng
  • d) Thường xuyên
  • e) Luôn luôn
14. Bạn thích lên kế hoạch cho tương lai
  • a) Không bao giờ
  • b) Hiếm khi
  • c) Thỉnh thoảng
  • d) Thường xuyên
  • e) Luôn luôn
15. Bạn ‘mất tinh thần’ khi bị người khác chỉ trích.
  • a) Không bao giờ
  • b) Hiếm khi
  • c) Thỉnh thoảng
  • d) Thường xuyên
  • e) Luôn luôn
16. Bạn dành thời gian để tìm hiểu xem mọi người cần gì ở mình để họ có thể thành công.
  • a) Không bao giờ
  • b) Hiếm khi
  • c) Thỉnh thoảng
  • d) Thường xuyên
  • e) Luôn luôn
17. Bạn là người lạc quan về cuộc sống và luôn nhìn xa trông rộng.
  • a) Không bao giờ
  • b) Hiếm khi
  • c) Thỉnh thoảng
  • d) Thường xuyên
  • e) Luôn luôn
18. Bạn thích những con người chịu khó học hỏi những kỹ năng mới, thích những thử thách mới.
  • a) Không bao giờ
  • b) Hiếm khi
  • c) Thỉnh thoảng
  • d) Thường xuyên
  • e) Luôn luôn
Phần 2: Hình ảnh cá nhân

Để mọi người phân biệt được chúng ta trong số đông đã khó và càng khó hơn nữa để họ nhớ được và hiểu được giá trị bản thân ta.
Tuấn Tài quan niệm, để xây dựng thương hiệu bản thân cần phải luôn trau dồi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm

Để mọi người phân biệt được chúng ta trong số đông đã khó và càng khó hơn nữa để họ nhớ được và hiểu được giá trị bản thân ta.

Giá của hàng hiệu

Thương hiệu tốt giúp ứng viên có giá trị hơn trên thị trường lao động, góp phần đem lại tiền tài và thành công. Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton kiếm hàng chục ngàn USD trong mỗi buổi diễn thuyết. Các khoá học của Giáo sư John A.Quelch, Phó hiệu trưởng Trường Kinh doanh Harvard - ĐH Harvard tại VN luôn thu hút đông đảo doanh nhân tham dự. Có những người rất nổi bật đến mức tên họ xuất hiện ở đâu đồng nghĩa với thành công ở đó. Họ là những người đã có thương hiệu cá nhân.

Một buổi ca nhạc có thể “cháy vé” vì một cái tên ca sĩ, giá cổ phiếu của một công ty có thể “sốt” đột ngột trên sàn giao dịch khi công ty đó vừa ký hợp đồng với một Giám đốc điều hành tài năng, một hội trường có thể chật kín nếu có một chuyên gia nổi tiếng đến diễn thuyết… Cũng giống như thương hiệu doanh nghiệp tốt giúp sản phẩm bán chạy và được giá hơn trên thị trường, tiếng tăm tốt của người lao động giúp đem lại nhiều cơ hội hơn trong sự nghiệp. Ngược lại, nếu một nhân tài không được biết đến, nhiều cơ hội thăng tiến và tăng thu nhập có khả năng bị bỏ qua. Cụ thể, Trần Tuấn Tài (chuyên viên tư vấn hệ thống thông tin và phân tích kinh tế, công ty FCG Việt Nam, thành viên của tập đoàn Computer Sciences Corporation, Hoa Kỳ) đã xây dựng trang web cá nhân taitran.com từ khi còn là sinh viên năm II đã giúp anh được đông đảo nhà tuyển dụng biết đến từ rất sớm. Trong khi đó, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp, đồng trang lứa với anh, loay hoay “nộp đại trà” hồ sơ xin việc cho nhà tuyển dụng mà lại không được chú ý đến.

“Nổi” nhưng không “nổ”

Có nhiều người vẫn đang vô tình xây dựng thương hiệu cho chính mình thông qua lao động và xử sự. Làm các trang web cá nhân, tham gia các diễn đàn, hoạt động xã hội, tham gia văn nghệ, viết báo hoặc tạo ra sự khác biệt để được báo giới nhắc đến, tham gia các hội thi hay chỉ đơn giản là thể hiện tốt trong các buổi thuyết trình, báo cáo công việc, họp mặt nhóm… là những cách để hình ảnh của bạn được biết đến. Thương hiệu cá nhân có được từ hình ảnh tốt được biết đến và thừa nhận rộng rãi. Ví dụ, từ khi đi làm, Tài luôn tự nghiên cứu, học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trên trang web riêng của mình. những nỗ lực của anh được ghi nhận khi anh được chọn vào chương trình đào tạo lãnh đạo của công ty.

Thế nhưng, để thăng tiến lâu dài, cần có năng lực thực sự, vì khi đó, người lao động thể hiện mình bằng chính hành động cụ thể chứ không chỉ là lời nói đơn thuần. Do đó, cần phải nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình để học hỏi lấp đầy mặt yếu và phát triển điểm mạnh, độc đáo của riêng mình mà không bị “án bóng” bởi những “cây đại thụ” trong ngành nghề.

“Nhiều bạn lớp mình vẫn ngại ngần không muốn thể hiện mình trong tập thể vì cho rằng nổi bật quá có thể gây khó chịu cho người khác, bị nói xấu hoặc thậm chí tẩy chay” - một sinh viên thổ lộ. Thật ra, việc này chỉ thực sự gây hại khi bạn khoác lác, ngạo mạn hay thể hiện không đúng lúc hay đúng cách, tỏ ra hợm hĩnh. Cần phải biết hài hòa giữa cái “tôi” và cái “ta” trong tập thể, chẳng hạn: thể hiện năng lực của mình nhưng không phỉ báng, chê bai người khác, nhiệt tình giúp đỡ mọi người…

Chốt lại, cốt lõi của tạo dựng thương hiệu cá nhân chỉ nằm ở 2 chữ: “Sống đẹp”: miệt mài lao động, có trách nhiệm với bản thân, có cái nhìn tích cực và lạc quan, xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, sống hòa đồng với tập thể… Có thể tham khảo thêm các trang web như: Personalbrandingsummit.com, Reachcc.com và những quyển sách như “How to sell yourself” của Arch Lustberg, “The Power of Personal Branding” của Tim O’Brien…

Khi đã xây dựng và phát triển được thương hiệu cá nhân cũng là lúc bạn đã có vị thế trong lĩnh vực nghề nghiệp, được nhiều người xem là một tấm gương để vươn đến hoặc thậm chí là đánh bật bạn ra khỏi vị trí của mình. Chính vì vậy, càng được biết đến thì càng nên cẩn trọng và không ngừng phấn đấu.

Last edited by hoctinhoc; 03-09-2010 at 02:22 PM.. Lý do: Hệ thống tự động gộp 2 bài viết liền nhau của bạn !
  Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này
Tuổi 03-09-2010, 02:34 PM   #2
Admin
Administrator
 
Avatar của Admin
 
Gia nhập: Aug 2009
Trả Lời: 11
Kỹ Năng 3 : Kỹ Năng Tư Duy Sáng Tạo và Mạo Hiểm


Điều gì đã làm nên những doanh nhân chiến lược như Steve Jobs của Apple, Jeff Benzos của Amazon, Pierre Omidyar và Meg Whitman của Ebay hay A.G. Lafley.
Trong một buổi nói chuyện gần đây với HBR, biên tập viên kì cựu Bronwyn Fryer - người có nhiều đóng góp cho tạp chí, cùng với các giáo sư Jeff Dyer của ĐH Brigham Young và Hal Gregersen của Instead đã thảo luận và đưa ra lý giải về cơ chế vận hành DNA của những bộ óc luôn bùng nổ sáng tạo.



Fryer: Tôi được biết trước đây anh đã từng thực hiện một cuộc nghiên cứu trong 6 năm, khảo sát 3000 nhà điều hành trong lĩnh vực sáng chế, bên cạnh đó là 500 cuộc phỏng vấn cá nhân. Trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu, anh đã tìm ra 5 "kĩ năng khám phá" làm cho họ trở nên khác biệt. Vậy anh có thể cho biết những kĩ năng đó là gì được không?

Dyer: Đầu tiên phải kể tới kĩ năng mà chúng tôi gọi là "khả năng liên kết". Nó thuộc dạng kĩ năng có được sau quá trình tích lũy kinh nghiệm, cho phép một số người có khả năng sáng tạo hình thành những mối liên kết giữa những câu hỏi, vấn đề hay các ý tưởng dường như chẳng có mối liên quan nào.

Kế đến phải kể tới là kĩ năng đặt câu hỏi - những câu hỏi mang tính thách thức tình thế hiện tại và mở ra một bức tranh rộng lớn hơn như "Tình hình sẽ như thế nào nếu...", "Tại sao...", "Tại sao lại không...".

Nằm thứ ba trong danh sách này là khả năng nhìn thấu các tiểu tiết, đặc biệt là về hành vi, lối ứng xử của con người. Ngoài ra, khả năng trải nghiệm cũng là một yếu tố cấu thành thiết yếu. Thực tế chứng minh rằng những người chúng tôi từng nghiên cứu luôn tỏ ra say mê với việc thử sức các trải nghiệm mới và khám phá thế giới chưa từng biết tới.

Và cuối cùng, những người đột phá thành công thường thực sự giỏi trong việc xây dựng mối quan hệ với những người ít nhiều có nét tương đồng với họ và chắc chắn có gì đó để họ học hỏi.

Fryer: Vậy theo anh, trong số những nhân tố kể trên thì kĩ năng nào là quan trọng nhất?

Dyer: Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng kĩ năng có sức mạnh gia tốc truyền tác động tới các kĩ năng còn lại - quan sát, trải nghiệm, tạo dựng mạng lưới quan hệ; tuy nhiên, bản thân kĩ năng khi đứng biệt lập lại không mang lại những hiệu ứng trực tiếp. Xét cho tới cùng, khả năng liên kết mới là chìa khóa then chốt bởi những sáng kiến mới không thể thành hình nếu không thể kết nối các vấn đề/ ý tưởng mà trước đó chưa từng có mối liên hệ nào.

Xét trong mối tương quan giữa năm nhân tố thì bốn khả năng khác được coi là đầu vào tạo đà cho tính liên kết vấn đề, nói cách khác bốn nhân tố này chính là phương tiện trên con đường đạt đến cái đích sáng tạo.

Gregersen: Thực ra, theo tôi các bạn có thể tóm tắt tất cả các kĩ năng đã được nhắc tới chỉ trong một vài từ: "trí tò mò, ham khám phá". Hay nói cách khác đó chính là một mẫu số chung mà tôi đã tìm ra sau khi dành 20 năm trong đời để nghiên cứu các nhà lãnh đạo lớn trên toàn cầu. Về cơ bản, sự tò mò đó cũng tương đối giống so với khi bạn còn là những đứa trẻ.

Fryer: Theo đánh giá cá nhân, anh cho rằng điểm khác biệt giữa những doanh nghiệp đột phát thành công mình từng nghiên cứu so với các vị điều hành thường thường bậc trung là gì?

Dyer: Trong quá trình khảo sát, chúng tôi từng yêu cầu tất cả các nhà quản lý kể về việc những sáng kiến đổi mới hay chiến lược đến với họ như thế nào. Đối với một người sáng tạo, câu hỏi này chẳng có gì khó khăn. Tuy nhiên, thật đáng ngạc nhiên, một số nhà điều hành mang phong cách truyền thống hơn một chút lại gặp phải khó khăn khi đối diện với tình huống này.

Điều thú vị là tất cả những nhà doanh nghiệp đột phá sáng tạo đều gặp nhau ở cùng cảm giác thôi thúc hay những khoảnh khắc chúng ta vẫn thường gọi là "eureka". Khi chia sẻ về quá trình họ đến với những ý tưởng kinh doanh/ sản phẩm mới, họ đều dùng những câu đại loại như "Lúc nhìn thấy ai đó đang làm điều này, hay nghe thấy ai đang nói điều kia cũng chính là lúc sáng kiến mới đến với tôi".

Fryer: Nhưng thực tế hầu hết mọi nhà điều hành đều rất thông minh và sảnh sỏi, tại anh không cho rằng họ không hoặc không thể có con mắt tò mò đối với mọi thứ xung quanh?

Dyer: Quan điểm của chúng tôi cho rằng trong bất kì một công ty nào, số lượng các cá nhân có thiên hướng khám phá đều lớn hơn con số mà mọi người có thể nhận diện. Kết quả tìm kiếm cho thấy 15% các CEO thực sự rất sáng tạo, nói cách khác những người này đều từng cho ra đời một sản phẩm mới hay khởi đầu một vụ đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ dù một người có sáng tạo đến đâu thì họ vẫn thường ít nhiều tỏ ra cẩn trọng trong việc đặt câu hỏi do sợ trông ngốc nghếch hoặc đôi khi chỉ bởi họ biết rằng mọi người không đánh giá cao nó.

Gregersen: Nếu nhìn vào một đứa trẻ 4 tuổi, bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng chúng liên tục đặt câu hỏi hoặc trình bày băn khoăn về mọi thứ xung quanh chúng hoạt động ra sao. Nhưng tới thời điểm chúng khoảng sáu tuổi rưỡi, việc đặt câu hỏi có xu hướng dừng lại bởi chúng nhận thức rất nhanh rằng giáo viên thường đánh giá cao câu trả lời đúng hơn là những câu hỏi khiêu khích.

Khi vào trung học thì gần như bọn nhỏ không thể hiện tính tò mò của mình nữa. Và đứa trẻ đó khi trưởng thành và ở trong một môi trường tập thể thì dường như niềm kích thích khám phá đã dần dần rời xa chúng. 80% những người đang ở cương vị điều hành chỉ dành 20% quỹ thời gian để tìm kiếm các sáng kiến mới. Tất nhiên, Apple và Google là những trường hợp ngoại lệ.

Chúng tôi cũng tin rằng những nhà doanh nghiệp bùng nổ sáng kiến nhất hiện nay đã hết sức may mắn khi được nuôi dưỡng trong một môi trường mà trí tò mò luôn được khuyến khích. Chúng tôi thích các câu chuyện họ kể về cảm giác được truyền lửa như thế thế nào từ tấm gương những người luôn muốn thử thách và khám phá. Đôi khi, những người này lại chính là họ hàng, thậm chí là hàng xóm, thầy giáo hay những bạn trẻ đầy nhiệt huyết khác.

Một số lượng lớn các doanh nghiệp trẻ đã tới trường Montessori để học hỏi cách theo dấu trí tò mò của mình. Tôi xin được khép lại cuộc trò chuyện này bằng chiến lược quảng bá rất nổi tiếng của Apple: Những người sáng tạo không chỉ học cách tư duy khác biệt, mà hơn thế họ học cách hành động khác biệt (và thậm chí là đối thoại khác biệt).

- Bài viết của Bronwyn Fryer trên Harvard Business Publishing -
Admin vắng mặt   Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này
Tuổi 03-09-2010, 02:38 PM   #3
hoctinhoc
Guest
 
Trả Lời: n/a
Kỹ năng 4: Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc


Hoạch định là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó. Tài liệu lập kế hoạch của các nhà quản lý cấp trung và cấp cao. Rất cần thiết trong việc định hướng công việc và kinh doanh của công ty.












1. Khái niệm


Hoạch định là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó.
Nó liên hệ với những phương tiện cũng như với những mục đích. Tất cả những người quản lý đều làm công việc hoạch định.

2. Ý nghĩa

- Tư duy có hệ thống để tiên liệu các tình huống quản lý
- Phối hợp mọi nguồn lực của tổ chức hữu hiệu hơn.
- Tập trung vào các mục tiêu và chính sách của tổ chức.
- Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức để phối hợp với các quản lý viên khác.
- Sẵn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài
- Phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra.


3. Làm thế nào xác định công việc?

Khi bắt đầu một công việc mới, làm thế nào để triển khai công việc đó hoàn hảo?
Nếu bạn không có phương pháp để xác định đầy đủ các yếu tố, bạn có thể bỏ sót nhiều nội dung công việc. Đó chính là một lỗ hổng trong hoạch định công việc

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NỘI DUNG CÔNG VIỆC (5W H 2C 5M)
- Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc 1W (why)
- Xác định nội dung công việc 1W (what)
- Xác định 3W: where, when, who

- Xác định cách thức thực hiện 1H (how)
- Xác định phương pháp kiểm soát – 1C (control)
- Xác định phương pháp kiểm tra – 1C (check)

- Xác định nguồn lực thực hiện 5M

3.1 Xác định mục tiêu yêu cầu (Why)

Khi phải làm một công việc, điều đầu tiên mà bạn phải quan tâm là:
- Tại sao bạn phải làm công việc này?
- Nó có ý nghĩa như thế nào với tổ chức, bộ phận của bạn?
- Hậu quả nếu bạn không thực hiện chúng?

Why (tại sao?) là 1W trong 5W. Khi bạn thực hiện một công việc thì điều đầu tiên bạn nên xem xét đó chính là why với nội dung như trên.
Xác định được yêu cầu, mục tiêu giúp bạn luôn hướng trọng tâm các công việc vào mục tiêu và đánh giá hiệu quả cuối cùng.

3.2 Xác định nội dung công việc (What?)

1W = what? Nội dung công việc đó là gi?
Hãy chỉ ra các bước để thực hiện công việc được giao.
Bạn hãy chắc rằng, bước sau là khách hàng của bước công việc trước.

3.3 Xác định 3W

Where: ở đâu, có thể bao gồm các câu hỏi sau:

- Công việc đó thực hiện tại đâu?
- Giao hàng tại địa điểm nào?
- Kiểm tra tại bộ phận nào?
- Testing những công đoạn nào?…


When: Công việc đó thực hiện khi nào, khi nào thì giao, khi nào kết thúc…

- Để xác định được thời hạn phải làm công việc, bạn cần xác định được mức độ khẩn cấp và mức độ quan trọng của từng công việc.
- Có 4 loại công việc khác nhau:
+ Công việc quan trọng và khẩn cấp,
+ Công việc không quan trọng nhưng khẩn cấp,
+ Công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp,
+ Công việc không quan trọng và không khẩn cấp.
Bạn phải thực hiện công việc quan trọng và khẩn cấp trước.


Who: Ai, bao gồm các khía cạnh sau:

- Ai làm việc đó
- Ai kiểm tra
- Ai hổ trợ.
- Ai chịu trách nhiệm…


3.4 Xác định phương pháp 1h

H là how, nghĩa là như thế nào? Nó bao gồm các nội dung:
- Tài liệu hướng dẫn thực hiện là gì (cách thức thực hiện từng công việc)?
- Tiêu chuẩn là gì?
- Nếu có máy móc thì cách thức vận hành như thế nào?


3.5 Xác định phương pháp kiểm soát (Control)

Cách thức kiểm soát (control) sẽ liên quan đến:
- Công việc đó có đặc tính gì?
- Làm thế nào để đo lường đặc tính đó?
- Đo lường bằng dụng cụ, máy móc như thế nào?
- Có bao nhiêu điểm kiểm soát và điểm kiểm soát trọng yếu
(Xem chi tiết qua tài liệu về MBP – phương pháp quản lý theo quá trình)


3.6 Xác định phương pháp kiểm tra (check)

Phương pháp kiểm tra (check) liên quan đến các nội dung sau:
- Có những bước công việc nào cần phải kiểm tra. Thông thường thì có bao nhiêu công việc thì cũng cần số lượng tương tự các bước phải kiểm tra.
- Tần suất kiểm tra như thế nào? Việc kiểm tra đó thực hiện 1 lần hay thường xuyên (nếu vậy thì bao lâu một lần?).
- Ai tiến hành kiểm tra?
- Những điểm kiểm tra nào là trọng yếu?
- Trong DN không thể có đầy đủ các nguồn lực để tiến hành kiểm tra hết tất cả các công đoạn, do vậy chúng ta chỉ tiến hành kiểm tra những điểm trọng yếu (quan trọng nhất).
- Điểm kiểm tra trọng yếu tuân theo nguyên tắc Pareto (20/80), tức là những điểm kiểm tra này chỉ chiếm 20 % số lượng nhưng chiếm đến 80 % khối lượng sai sót.


3.7 Xác định nguồn lực (5M)

Nhiều kế hoạch thường chỉ chú trọng đến công việc mà lại không chú trọng đến các nguồn lực, mà chỉ có nguồn lực mới đảm bảo cho kế hoạch được khả thi.
Nguồn lực bao gồm các yếu tố:
- Man = nguồn nhân lực.
- Money = Tiền bạc.
- Material = nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng.
- Machine = máy móc/công nghệ.
- Method = phương pháp làm việc.


a. Man, bao gồm các nội dung:

- Những ai sẽ thực hiện công việc, họ có đủ trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, phẩm chất, tính cách phù hợp?
- Ai hỗ trợ?
- Ai kiểm tra?
- Nếu cần nguồn phòng ngừa thì có đủ nguồn lực con người để hỗ trợ không?


b. Material = nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng, bao gồm các yếu tố:

- Xác định tiêu chuẩn NVL.
- Tiêu chuẩn nhà cung ứng.
- Xác định phương pháp giao hàng
- Thời hạn giao hàng.


4. Phân loại

- Hoạch định chiến lược.
- Hoạch định tác nghiệp.
- Hoạch định dự án.
- Mục tiêu.
- Hoạch định năm.
- Hoạch định tháng.
- Hoạch định tuần.


4.1 Hoạch định chiến lược

Đặc điểm
- Thời hạn: vài năm
- Khuôn khổ: rộng
- Mục tiêu: ít chi tiết


Quá trình cơ bản của hoạch định chiến lược
- Nhận thức được cơ hội
- Xác định các mục tiêu
- Phát triển các tiền đề
- Xác định các phương án lựa chọn
- Đánh giá các phương án.
- Lựa chọn phương án
- Hoạch định các kế hoạch phụ trợ
- Lượng hóa bằng hoạch định ngân quỹ


Đầu ra của hoạch định chiến lược:
- Một bản kế hoạch kinh doanh
- Kế hoạch phát triển công ty.


4.2 Hoạch định tác nghiệp

Đặc điểm

- Thời hạn: ngày, tuần, tháng
- Khuôn khổ: hẹp
- Mục tiêu: chi tiết xác định


Đầu ra của hoạch định tác nghiệp:

- Hệ thống tài liệu hoạt động của tổ chức như:
- Các loại sổ tay, cẩm nang.
- Quy trình hoạt động
- Các quy định
- Hướng dẫn công việc
- Các biểu mẫu
- Các kế hoạch thực hiện mục tiêu, dự án ngắn hạn.


4.3 Hoạch định dự án

- Xác định các yêu cầu của dự án.
- Xác định các quy trình cơ bản.
- Xác định nguồn lực cung cấp cho dự án.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án theo sơ đồ gantt


4.4 Mục tiêu:

(Phần này, bạn tham khảo theo kỹ năng quản lý theo mục tiêu)
- Phân loại mục tiêu
- Điều kiện của mục tiêu
- Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu:


4.4.1 Phân loại mục tiêu

- Mục tiêu cấp công ty, bộ phận, cá nhân
- Theo Peter Drucker, mục tiêu của công ty xếp từ ngắn hạn đến dài hạn như sau:
+ Tồn tại và tăng trưởng.
+ Lợi nhuận
+ Phân bổ các nguồn lực và rủi ro
+ Năng suất
+ Vi thế cạnh tranh
+ Phát triển nguồn lực
+ Phát triển công nghệ
+ Trách nhịêm xã hội.


4.4.2 Điều kiện của mục tiêu:

Điều kiện của mục tiêu phải đảm bảo yêu cầu của nguyên tắc SMART
- Specific – cụ thể, dễ hiểu
- Measurable – đo lường được
- Achievable – vừa sức.
- Realistics – thực tế.
- Timebound – có thời hạn.


a/Specific – cụ thể, dễ hiểu
- Chỉ tiêu phải cụ thể vì nó định hướng cho các hoạt động trong tương lai.
- Đừng nói mục tiêu của bạn là dẫn đầu thị trường trong khi đối thủ đang chiếm 40 % thị phần.
- Hãy đặt mục tiêu chiếm tối thiểu 41% thị phần, từ đó bạn sẽ biết mình còn phải cố đạt bao nhiêu % nữa.


b/Measurable – đo lường được
- Chỉ tiêu này mà không đo lường được thì không biết có đạt được hay không?
- Đừng ghi: “phải trả lời thư của khách hàng ngay khi có thể”. Hãy yêu cầu nhân viên trả lời thư ngay trong ngày nhận được.


c/Achievable – vừa sức.

- Chỉ tiêu phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng cũng đừng đặt chỉ tiêu loại không thể đạt nổi.
- Nếu bạn không có giọng ca trời phú thì đừng đặt chỉ tiêu trở thành siêu sao. Giữ trọng lượng ở mức lý tưởng 45kg có thể vừa sức hơn.


d/Realistics – thực tế.

- Đây là tiêu chí đo lường sự cân bằng giữa khả năng thực hiện so vối nguồn lực của doanh nghiệp bạn (thời gian, nhân sự, tiền bạc..).
- Đừng đặt chỉ tiêu giảm 20 kg trong một tháng để đạt trọng lượng lý tưởng 45 kg trong vòng một tháng, như vậy là không thực tế.


e/Timebound – có thời hạn.

- Mọi công việc phải có thời hạn hoàn thành, nếu không nó sẽ bị trì hoãn.
- Thời gian hợp lý giúp bạn vừa đạt được mục tiêu lại vừa dưỡng sức cho các mục tiêu khác.


4.4.3 Kế hoạch thực hiện mục tiêu (gantt)

Có thể sử dụng các biểu đồ tiến độ để lập kế hoạch
Một trong những công cụ rất hiệu quả là phần mềm Microsoft project.


4.5 Hoạch định kế hoạch năm

Nguồn thông tin từ để lập kế hoạch năm bao gồm:
- Từ chiến lược của công ty.
- Từ các dự án tham gia
- Từ mục tiêu của công ty và mục tiêu bộ phận do công ty giao.
- Từ các nhiệm vụ theo chức năng nhiệm vụ bộ phận.

Nội dung của kế hoạch công tác năm:
- Nội dung các mục tiêu công việc.
- Thời gian thực hiện.
- Mức độ quan trọng của các công viêc (để giúp bộ phận có thể đặt trọng tâm vào công tác nào và đánh giá công việc cuối năm).


4.6 Hoạch định kế hoạch tháng:

Nguồn thông tin lập kế hoạch tháng
- Các công việc trong kế hoạch năm.
- Các công việc tháng trước còn tồn tại.
- Các công việc mới phát sinh do công ty giao.

Nội dung kế hoạch tháng
- Các công việc quan trọng trong tháng
- Phần các công việc cụ thể gồm: nội dung công việc, thời gian thực hiện, người thực hiện.
- Các công việc chưa xác định được lịch (nhưng phải làm trong tháng hoặc làm trong tháng sau).


4.7 Hoạch định kế hoạch tuần

Nguồn thông tin để lập kế hoạch tuần:
- Các công việc trong kế hoạch tháng.
- Các công việc trong tuần trước chưa thực hiện xong
- Các công việc mới phát sinh do công ty giao thêm.


NỘI DUNG BẢN KẾ HOẠCH TUẦN

- Các công việc quan trọng trong tuần
- Phần các công việc cụ thể gồm: nội dung công việc, thời gian thực hiện, người thực hiện, ghi chú (yêu cầu kết quả).
- Các công việc chưa xác định được lịch (nhưng phải làm trong tuần hoặc làm trong tuần sau).






  Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này
Tuổi 03-09-2010, 02:41 PM   #4
Admin
Administrator
 
Avatar của Admin
 
Gia nhập: Aug 2009
Trả Lời: 11
Kỹ năng 5: Kỹ năng lắng nghe

Không phải ngẫu nhiên mà câu thành ngữ "Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cường" được mọi người công nhận là đúng. Biết lắng nghe - điều này có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được vì lắng nghe là một hoạt động thường nhật hàng ngày, cho nên chỉ có một số ít người quan tâm tới việc phát triển kỹ năng nghe của mình.

Qua kỹ năng số 5 này , hi vọng sẽ mang lại cho các bạn một cái nhìn khác về việc 'nghe” và “hiểu”.




Vì sao phải học cách lắng nghe?


Nhiều doanh nghiệp thua lỗ hàng triệu đô la Mỹ mỗi năm chỉ vì truyền thông giao tiếp bị lệch lạc, bắt nguồn từ thất bại không biết lắng nghe và không hiểu được nhu cầu của khách hàng. Sinh viên không hiểu bài hoặc không nắm vững vấn đề của bài giảng; nhân viên không nắm vững chủ trương chính sách của cơ quan; cấp quản trị lãnh đạo cơ quan không thành công... phần lớn chỉ vì không biết lắng nghe.

Trên thực tế, các cuộc nghiên cứu chứng minh rằng người ta lắng nghe nội dung chỉ được 25% hoặc ít hơn, hầu hết mọi người thích nói hơn là nghe. Chúng ta chưa học được cách lắng nghe có hiệu quả vì thế khi một ai đó hỏi chúng ta về những điều vừa nghe thì họ sẽ nhận được những câu trả lời lộn xộn, không đúng với nội dung câu hỏi. Hoặc trong khi giao tiếp, nếu chúng ta cứ “thao thao bât tuyệt” sẽ gây sự nhàm chám với người đối diện. Lắng nghe một cách hiệu quả là một cách tốt nhất để cải thiện khả năng giao tiếp của mình và thăng tiến

Mục đích của việc lắng nghe là nắm bắt được nội dung vấn đề, thu thập được nhiều thông tin, đánh giá nội dung thông tin và tương tác qua lại trong quá trình diễn đạt. Song song đó, lắng nghe sẽ tạo sự liên kết giữa người vời người đó là liên kết về xúc cảm. Lúc này sự lắng nghe lại có thêm những mục đích mới tích cực về cảm xúc hơn như: tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, chia sẻ sự cảm thông với người khác và khám phá ra những tính cách mới mẻ của một người đã quen. Ngoài ra, lắng nghe là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết xung đột, mâu thuẫn; bằng sự chú tâm và chân thành khi lắng nghe bạn sẽ khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng và họ cũng sẽ cởi mở với bạn hơn rồi sau đó những nút thắt của vấn đề sẽ được tháo gỡ một cách nhanh chóng. Những người biết lắng nghe là những người biết tiếp nhận những thông tin mới, những ý kiến mới, vì thế họ sống sáng suốt và thấu hiểu mọi việc xung quanh, thành quả mà họ thu được sẽ là lòng tin của mọi người, khả năng nắm được thông tin, khả năng cập nhật hóa thông tin và khả năng giải quyết được vấn đề.

Những nguyên nhân khiến chúng ta sao nhãng việc lắng nghe

Sau đây là những lí do khiến 75% chúng ta lắng nghe kém hiệu quả:

- Lười lắng nghe: Như đã nói ở phần trên, phần lớn chúng ta thích nói hơn là thích lắng nghe. Một người trung bình chỉ nhớ một nửa những gì đã nghe trong vòng mười phút nói chuyện và quên đi một nửa trong vòng bốn mươi tám tiếng đồng hồ. Chúng ta có khuynh hướng nhàm chán những chủ đề khô khan, không chú ý lắng nghe nếu người nói trình bày dở, thiếu sự tập trung khi nghe người khác nói (suy nghĩ lan man, lo ra)... Chính những phản xạ có điều kiện này sẽ giết chết cái tôi biết lắng nghe trong bạn.

- Thái độ lắng nghe thiếu tích cực: Thái độ này xuất phát từ sự ích kỷ, vị kỷ trong mỗi con người chúng ta. Những lúc này cái tôi của bạn quá lớn, bạn cứ cho rằng bạn là người biết tất cả rồi, những vấn đề của họ chẳng thấm vào đâu so với bạn nên không cần quan tâm đến vấn đề mà người khác đang nói hay tiêu cực hơn là bạn chỉ chăm chăm nghe để tìm lỗi sai của người nói để phản bác lại. Vì thế bạn cũng đừng ngạc nhiên khi nhận lấy hậu quả từ thái độ này: bạn sẽ chẳng có thêm chút kiến thức nào cả nếu có chỉ là sự hài lòng một cách ngộ nhận về kiến thức của bản thân; bạn sẽ làm mếch lòng rất nhiều người nếu thái độ này tiếp diễn ngày càng nhiều và điều này sẽ tệ hơn khi bạn gặp một người nói có bản lĩnh cũng phản bác lại ý kiến mà bạn đã chống đối họ một cách xác đáng, lúc này bạn sẽ vô cùng ê chề giống như chúa sơn lâm bị một con kiến quật ngã.

- Một rào cản phổ biến khác là lắng nghe có chọn lọc. Bạn đã có kinh nghiệm lắng nghe có chọn lọc nếu bạn đã từng ngồi họp và để cho tư tưởng của bạn suy nghĩ mông lung cho đến khi bạn nghe được một từ hoặc một cụm từ gây cho bạn chú ý trở lại. Một trong những vấn đề của việc nghe có chọn lọc là nó đọng lại trong tâm trí bạn không phải những gì người khác nói mà là những gì bạn nghĩ rằng người ta lẽ ra phải nói.

Những phương pháp lắng nghe hiệu quả

Khi muốn thay đổi một điều gì đó thì cần phải có thời gian, ở đây cũng vậy, bạn không cần phải trở thành người biết lắng nghe ngay tức thì, kiên nhẫn là đức tính cần được phát huy tối đa ngay lúc này. Chỉ cần nỗ lực hết sức mình thì kết quả bạn đạt được sẽ là những "trái ngọt" xứng đáng. Sau đây là những chiến lược để bạn rèn luyện:

- Khi một người nào đó nói, bạn có thực sự nghe được những gì họ nói không, hoặc bạn có nhắc lại bạn sẽ trả lời như thế nào chưa? Điều đầu tiên là hãy cố gắng để đầu óc cởi mở đón nhận thông tin mới dựa trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng nhau.

- Đừng chú trọng phong cách của người nói bằng cách hãy tự hỏi rằng diễn giả biết được điều gì mà bạn không biết.

- Hãy khách quan khi lắng nghe để bạn giảm được ảnh hưởng của cảm xúc khi nghe và kiên nhẫn cho đến khi bạn nghe được toàn bộ thông tin.

- Hãy tránh lo ra bằng cách đóng cửa lại, tắt điện thoại di động, và tiến gần tới người nói chuyện hơn.

- Hãy lắng nghe để nắm được những khái niệm và tư tưởng cũng như các sự kiện; biết được sự khác biệt giữa sự kiện và nguyên tắc,

ý kiến và ví dụ, bằng chứng và lập luận.

- Hãy đi trước người nói bằng cách đoán trước những gì họ sẽ nói và suy nghĩ về những gì họ đã nói.

- Hãy tìm kiếm thông tin không lời. Thường thì giọng nói hoặc cách diễn tả của diễn giả sẽ bộc lộ thông tin nhiều hơn là bằng lời.

- Hãy xem lại những điểm quan trọng. Nó có ý nghĩa không? Những khái niệm có được minh họa bằng sự kiện không?

- Hãy cởi mở bằng cách nêu các câu hỏi làm sáng tỏ sự hiểu biết của bạn; hãy khoan phán đoán phê bình cho đến khi diễn giả kết thúc phần trình bày.

- Đừng ngắt lời, bởi vì việc ngắt lời có thể gây lo ra trong khi bạn đang nỗ lực đạt tới trọng điểm của vấn đề.

- Hãy phán đoán và phê bình nội dung chứ không phải phê bình người nói.

- Hãy đưa ra ý kiến phản hồi. Hãy để họ biết bạn đang theo dõi cuộc nói chuyện với họ. Hãy nhìn thẳng vào họ. Hãy lặp lại và tóm tắt nội dung của người nói sau khi họ nói xong.

- Hãy ghi nội dung một cách ngắn gọn.

… Và cuối cùng, hãy lắng nghe bằng cả con tim và khối óc.



Admin vắng mặt   Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này
Tuổi 03-09-2010, 02:44 PM   #5
hoctinhoc
Guest
 
Trả Lời: n/a
Kỹ năng 6: Kỹ năng thuyết trình





Thuyết trình, hay nói trước đám đông có thể là ám ảnh hay ác mộng của bạn. Nhưng nếu là một con người cầu tiến, muốn thành đạt, việc truyền tải ngôn ngữ trước nhiều người là cơ hội để bạn thể hiện sự tự tin và bản lĩnh của mình.


Kỹ năng thuyết trình vốn luôn được đưa vào quá trình giảng dạy cho học sinh từ cấp 1 thông qua hình thức giơ tay phát biểu. Lớn lên một chút, thầy cô tổ chức một số buổi kể chuyện hay thuyết trình văn học. Tất cả đều có một điểm chung, chưa hướng dẫn được cho học sinh, sinh viên những cách, những phương pháp cụ thể để truyền tải được điều mình nói vào đầu người nghe, nếu có thì chỉ là đến tai người nghe mà thôi. Hầu hết học sinh, sinh viên ở các trường học Việt khi thuyết trình đều học thuộc lòng và đọc như trả bài trước lớp. Tất cả đều chưa có được khả năng nói chuyện, trình bày chính kiến của mình để mọi người có thể nghe, đánh giá và suy nghĩ.


Để thuyết trình hiệu quả, chúng ta cần biết: Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể: HIỂU, TẠO
DỰNG QUAN HỆ, và THỰC HIỆN.

Xây dựng một bài thuyết trình gồm 3 bước: Phân tích, Cấu trúc, Thực hiện.

* Thứ nhất, bạn cần xác định mục tiêu của việc thuyết trình, ví dụ cái bạn muốn người nghe hiểu là gì, quan hệ bạn muốn tạo dựng là gì, với ai và cái bạn muốn người nghe thực hiện.

* Thứ hai, bạn cần phân tích người nghe bằng cách hãy suy nghĩ về chủ đề thuyết trình dưới góc độ của người nghe, tập trung vào kiến thức của họ về vấn đề bạn thuyết trình đến đâu, ngôn ngữ sử dụng như thế nào, mối quan tâm của họ là gì, những định kiến, tâm trạng, quan hệ của người nghe…

* Thứ ba, là lúc bạn thực hiện phân tích các ý tưởng và xây dựng mạch ý tưởng.

Về cấu trúc, nhìn chung, một bài thuyết trình thường được chia làm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết thúc. Tại sao vậy? Cấu trúc này mang lại cho người nghe cảm giác có sự phân tích, luận cứ, có cảm giác của sự chuyển động tiến lên phía trước và lý do thứ ba là dễ nhớ.


Một bài thuyết trình tốt nếu đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:

* Không làm mất thời gian của người nghe

* Hiểu người nghe là ai và tại sao họ tới đây

* Cấu trúc tốt bài thuyết trình

* Thực hiện bài thuyết trình lôi cuốn và hấp dẫn

* Nhấn mạnh những điểm quan trọng trong thông điệp của bạn

* Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe



Còn rất nhiều những bí kíp để các bạn có được một bài thuyết trình thành công và xa hơn, là một phong cách thuyết trình riêng, cuốn hút và hiệu quả. Chuyên đề trắc nghiệm lần này của chuyên trang giúp các bạn định hình cơ bản những yếu tố cần chú ý khi thuyết trình, những điểm cần theo sát người nghe khi nói. Video trong chuyên đề cung cấp cho bạn những hình ảnh từ những diễn giả nổi tiếng, để rút ra rằng, thông điệp sẽ chẳng hề có ý nghĩa nếu chẳng ai hiểu được hoặc chẳng ai muốn nghe. Vì vậy, bạn không cần là chuyên gia giỏi nhất trong lĩnh vực bạn đang muốn nói đến, nhưng hãy trình bày thuyết phục và tự tin vì người ta muốn nghe thông điệp hay nhất chứ không phải nghe người giỏi nhất.



Trắc nghiệm: Làm thế nào để có thể thuyết trình thật tốt


Trong vấn đề này giúp người tham gia biết thêm những kỹ năng cần thiết khi thuyết trình. Qua bài trắc nghiệm sẽ giúp bạn tự tin khi cần thuyết trình một vấn đề trước đám đông.








Câu 1: Theo bạn việc diễn đạt ý tưởng có thực sự là một vấn đề khó khăn
  • Không đâu. Tôi luôn tự tin và biết cách diễn đạt cho mọi người hiểu được suy nghĩ của mình.
  • Đó là vấn đề khó khăn của tôi. Tôi có rất nhiều ý tưởng để nói với mọi người nhưng mọi người hình như không hiểu lắm.
  • Đôi khi có những ý tưởng hơi khó diễn đạt thì tôi không biết làm sao cả.
Câu 2: Khi đứng trước hội nghị có rất nhiều thành viên tham gia. Bạn nghĩ cần điều gì nhất
  • Sự tự tin.
  • Tính thuyết phục trong lời nói.
  • Cần có các kỹ năng mềm khác.
Câu 3: Theo bạn có cần suy nghĩ những câu hỏi có thể xảy ra đối với bài thuyết trình của mình không?
  • Tôi luôn tin vào sự chuẩn bị chu đáo của mình. Có lẽ điều này không cần thiết.
  • Tôi luôn đặt mình vào tình huống xấu nhất và luôn suy nghĩ các câu hỏi có thể gặp.
  • Có đôi khi và cũng có lúc quên.
Câu 4: Khi thuyết trình xong cảm giác của bạn thế nào?
  • Cảm thấy nhẹ nhõm sau khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ.
  • Cảm thấy không tốt. Tôi đã quên vài chi tiết trong bài thuyết trình.
  • Luôn tự tin vì mình đã chuẩn bị mọi việc thật chu đáo.
Câu 5: Khi thuyết trình bạn làm thế nào để tiết kiệm thời gian của mình
  • Cố gắng nói thật nhanh bài thuyết trình.
  • Chú trọng vào các vấn đề quan trọng trong bài thuyết trình.
  • Tóm tắt bài thuyết trình thành các ý chính và dùng các từ ngữ đơn giản để diễn đạt.
Câu 6: Theo quan điểm của bạn để tăng tính hấp dẫn cho bài thuyết trình thì:
  • Đưa mọi người vào các tình huống và các hình ảnh minh họa mà bạn đã đặt ra.
  • Sử dụng lối nói gián tiếp sau đó đi vào bài thuyết trình.
  • Nói thật to và rõ.
Câu 7: Bạn có nghĩ mình cần ước lượng thời gian cho bài thuyết trình.
  • Tôi luôn phân bổ thời gian hợp lý 75% dành cho bài thuyết trình và 25% dành cho các hoạt động khác.
  • Tôi nghĩ không cần thiết lắm. Bài thuyết trình của tôi đã ngắn lắm rồi.
  • Tôi nghĩ không cần vì tôi có khả năng nói nhanh.
Câu 8: Trong lúc thuyết trình. Bạn gặp một sự cố hài hước và mọi người cười lên. Bạn sẽ thế nào?
  • Cảm thấy xấu hổ và rời vị trí.
  • Hơi bị ngượng nhưng sẽ đưa sự cố ấy thành một tình huống có chủ đích của bạn.
  • Không có gì cả. Cố gắng hoàn thành xong bài thuyết trình.
Câu 9: Cách trình bày bài thuyết trình của bạn thế nào?
  • Nói trực tiếp vào vấn đề chính.
  • Sử dụng các nghệ thuật giao tiếp để thuyết trình.
  • Gây ra các sự chú ý.
Câu 10: Phản ứng của bạn khi được phát biểu một vấn đề
  • Luôn tự tin.
  • Thật là một cực hình.
  • Hơi run. Nhưng sẽ cố trấn tĩnh rồi phát biểu ý kiến.
Câu 11: Khi thuyết trình trước người nghe tác phong của bạn thế nào?
  • Khuôn mặt luôn đỏ. Tay chân cảm thấy thừa thải. Ánh mắt luôn nhìn trần nhà và phía xa xăm.
  • Luôn tươi cười và biểu cảm. Vung tay trong khoảng thắt lưng đến cằm. Ánh mắt bao quát mọi người.
  • Khuôn mặt lạnh thinh. Thỉnh thoảng đưa tay minh họa. Ánh mắt hay nhìn về phía những người quan trọng nhất.
Câu 12: Theo bạn tóm tắt lại nội dung khi đã thuyết trình cho người nghe có thật sự cần thiết?
  • Có lúc cần có lúc không. Nhớ thì làm không thì thôi.
  • Thật sự không cần thiết.
  • Luôn dành thời gian cho phần tổng kết này.
Trắc nghiệm: Kỹ năng thuyết trình (tiếp theo)



Câu 1: Quan điểm của bạn về thuyết trình là:
  • Diễn đạt lại những điều mình muốn nói trước công chúng.
  • Trình bày thuyết phục người nghe chấp nhận những vấn đề mình nói đến.
  • Chỉ đơn thuần là một buổi nói chuyện giữa người nói và người nghe.
Câu 2: Theo bạn cách mở đầu nào sẽ làm cho bài thuyết trình của bạn thêm hiệu quả
  • Mở bài bằng một tình huống gây sốc.
  • Liệt kê những con số thống kê cụ thể.
  • Một câu chuyện hay một tình huống hài hước.
  • Thể hiện một cảm xúc chân thành.
  • Đưa ra những câu hỏi bất ngờ.
  • Không có sự thống nhất, cần ứng dụng linh hoạt cho từng tình huống.
Câu 3: Theo bạn hiệu quả thuyết trình phụ thuộc vào điều nào
  • Chất lượng bài thuyết trình.
  • Yếu tố thể hiện, ngôn ngữ cơ thể.
  • Cả hai điều trên.
Câu 4: Để thuyết trình bán hàng hiệu quả, bạn nghĩ cần yếu tố nào sau đây
  • Nói nhiều về đặc tính và hiệu quả sử dụng sản phẩm đó.
  • Nói nhiều về thông tin sản phẩm đó.
  • Tạo sự thu hút sáng tạo-chứng cứ vững chắc và thuyết phục.
  • Giao tiếp với giọng thành thật thể hiện cảm xúc chân thành.
Câu 5: Trong bài thuyết trình có cần tạo vài tình huống hài hước nhất định
  • Không nên vì sẽ làm mất sự chú ý của người nghe vào bài thuyết trình của bạn.
  • Nên vì sẽ làm giảm sự khô khan trong bài thuyết trình của bạn.
  • Tùy vào bài thuyết trình về vấn đề gì. Bạn sẽ ứng dụng linh hoạt.
Câu 6: Theo bạn để tăng thêm tính thuyết phục có cần đưa thật nhiều tình huống và vấn đề vào bài thuyết trình
  • Càng nhiều càng tốt, có như vậy sẽ giúp người nghe chú ý đến bài thuyết trình của bạn.
  • Không nên vì sẽ làm người nghe khó nhớ được hết các vấn đề và tình huống đó.
Câu 7: Khi thuyết trình thái độ nghiêm trang sẽ giúp cho bạn gây ấn tượng với người nghe.
  • Chính xác vì mình đang nói chuyện với nhiều người nên cần một thái độ nghiêm túc.
  • Không nên. Nghiêm trang quá chỉ làm bạn không thoải mái diễn đạt hết ý tưởng trong bài thuyết trình.
  • Tùy vào tình huống thuyết trình và người nghe là đối tượng nào.
Câu 8: Bạn có nghĩ rằng hướng ánh mắt nhìn vào toàn thể người nghe có thật sự hữu ích khi thuyết trình?
  • Cần chứ! Như thế thể hiện một phong thái tự tin, thu hút sự chú ý của người nghe tránh để người nghe mất tập trung làm việc riêng.
  • Không nên! Như vậy thì quá bất lịch sự và mình cũng cần nhìn vào bài viết để biết đang nói đến vấn đề gì.
Câu 9: Để tiết kiệm thời gian cho bài thuyết trình mà vẫn truyền đạt hết các vấn đề. Bạn cần làm gì?
  • Đứng yên nghiêm chỉnh và cố gắng nói càng nhanh càng tốt.
  • Rút gọn bài thuyết trình đến mức tối đa có thể.
  • Dùng từ ngữ đơn giản gợi mở để người nghe hình dung được vấn đề bạn đang nói thêm một chút minh họa cho vấn đề đó thì thật tốt.
Câu 10: Theo bạn việc lặp lại các từ hoặc câu một cách có chủ định sẽ làm:
  • Làm người nghe cảm thấy khó chịu.
  • Tạo ấn tượng đơn điệu.
  • Là một công cụ thuyết phục hiệu quả.


  Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này
Tuổi 03-09-2010, 02:49 PM   #6
Admin
Administrator
 
Avatar của Admin
 
Gia nhập: Aug 2009
Trả Lời: 11
Kỹ năng 7: Kỹ Năng Giao Tiếp và Ứng Xử


Giao tiếp – hoạt động cơ bản của con người, là công cụ quan trọng nhất để con người có thể chung tay xây dựng một xã hội ngay từ thời nguyên thủy. Ngày nay, giao tiếp vẫn là kỹ năng quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng đòi hỏi và tìm kiếm ở ứng viên của mình. Tuy nhiên, khả năng ngôn ngữ, khả năng truyền đạt thông tin vẫn đang là một khiếm khuyết chung trong phần lớn nhân lực lao động của Việt Nam.

Trong mọi ngành nghề, để thành công, người lao động cần có sự hợp tác,bổ trợ, giúp đỡ, hay tối thiểu là góp ý từ nhiều phía. Tuy nhiên, để các bên phối hợp hiệu quả, đúng lúc, dúng “liều lượng”, cần phải có sự trao đổi thông tin chính xác. Ngày nay, nhiều công cụ, công nghệ hiện đại vẫn đang được ưu tiên phát triển để phục vụ cho quá trình giao tiếp của con người. Tất cả đều nói lên tầm quan trọng của việc trao đổi, luân chuyển thông tin, cụ thể là kỹ năng, kỹ thuật giao tiếp.

Quan trọng như vậy, nhưng làm sao để học hết các bí quyết để thành công trong giao tiếp, giao tiếp gồm có những hạng mục gì, hay đơn giản là bản thân mình đã giao tiếp tốt chưa, làm thế nào để có thể giao tiếp cho tốt… Tất cả đều là một quá trình rèn luyện, tích lũy và tiến bộ.

Chuyên đề kỹ năng giao tiếp lần này của chuyên trang mang đến cho các bạn những bài trắc nghiệm rất cơ bản về kỹ năng giao tiếp. Tick trắc nghiệm để xem được những thông số rõ ràng nhất của quá trình giao tiếp, biết rõ mình đang có mức độ giao tiếp tương đối như thế nào,… Các video của các chuyên gia từ các tập đoàn lớn bày tỏ sự quan tâm của mình đối với các ứng viên có khả năng biểu đạt thông tin.

Giao tiếp hay bất kỳ kỹ năng nào khác đều là kết quả của quá trình tích lũy và học hỏi, có khi là cả một cuộc sống.

Trắc nghiệm: Kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống



1. Khi trò chuyện với một người nào đó:

* Bạn thường là người nói nhiều nhất.
* Bạn thường để người khác nói nhiều hơn.
* Cố gắng cân bằng trong suốt cuộc đối thoại.

2. Khi bạn gặp một người lần đầu, bạn sẽ:

* Đợi người khác giới thiệu.
* Bạn sẽ mỉm cười, tự giới thiệu và chủ động bắt tay.
* Vui mừng và ôm chặt người đó.

3. Trong suốt câu chuyện bạn:

* Liên tục gật đầu.
* Gật đầu ở những thời điểm thích hợp
* Giữ yên đầu.

4. Bạn có khuynh hướng:

* Nghiêm trang và không mỉm cười trong suốt cuộc trò chuyện.
* Luôn cười lúc trò chuyện.
* Cười đúng lúc trong cuộc trò chuyện.

5. Để kết thúc một cuộc trò chuyện:

* Bạn kết thúc những vấn đề trên với một phát biểu đóng.
* Bạn bắt đầu trông thiếu kiên nhẫn và hy vọng người đó sẽ gợi ý.
* Bạn thường bỏ đi.

6. Khi bạn nhận được ý kiến phản đối từ người khác, bạn sẽ:

* Quan tâm đến những gì họ nói và xin lời khuyên từ họ.
* Tập trung vào những điều bạn không thích ở họ.
* Đơn giản bạn chỉ nói với họ rằng bạn đã làm đúng.

7. Khi người khác nói với bạn về những điều bất hạnh hoặc những kinh nghiệm buồn, bạn sẽ:

* Không bình luận thêm gì về điều đó.
* Cố gắng thay đổi chủ đề cuộc nói chuyện.
* Cố gắng cảm thông với cảm giác của người đó và chứng tỏ rằng họ đã quá nhạy cảm với mọi tình huống.

8. Cách tốt nhất để kiểm tra xem thông tin có được người nghe hiểu đúng nghĩa không là?

* Quan sát ngôn ngữ cơ thể của người nghe.
* Đặt các câu hỏi mở cho người nghe.
* Hỏi người nghe xem họ có hiểu bạn không.

9. Khi nào thì giao tiếp bằng văn bản phù hợp hơn giao tiếp trực tiếp?

* Khi bạn muốn đưa ra nhiều câu hỏi.
* Khi bạn muốn nhanh chóng nhận được ý kiến trả lời về một vấn đề.
* Khi bạn muốn trình bày một ý tưởng phức tạp.

10. Hành động ngồi ngả người về phía trước ám chỉ điều gì khi giao tiếp?

* Người đó đang có thái độ hạ mình hoặc thái độ hách dịch.
* Người đó rất tự tin.
* Người đó đang rất hứng thú và sẵn sàng hồi đáp.

Trắc nghiệm: Kỹ năng giao tiếp (tiếp theo)





Câu 1: Theo bạn để truyền tải một thông điệp khi giao tiếp trực tiếp hiệu quả, kênh nào sau đây chiếm vai trò quan trọng nhất.

* Nội dung thông điệp.
* Giọng nói.
* Hình ảnh và cử chỉ.

Câu 2: Bạn hãy cho biết những định nghĩa nào sau đây mô tả chính xác nhất bản chất của giao tiếp.

* Giao tiếp là sự tương tác và trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe.
* Giao tiếp chỉ mang tính chất thời điểm khi những đối tượng giao tiếp tiếp xúc cùng nhau.
* Giao tiếp là quá trình truyền tải thông điệp một cách chính xác từ người nói đến người nghe.
* Giao tiếp bao gồm sự tương tác giữa người nói và người nghe trong một hoàn cảnh nhất định.
* Giao tiếp là một quá trình truyền tải, chia sẻ thông điệp từ người nói đến người nghe nhằm đảm bảo thông điệp được truyền đi một cách chuẩn xác nhất, tránh gây hiểu nhầm.

Câu 3: Theo bạn, hiệu suất lắng nghe trung bình của những người tham gia vào quá trình giao tiếp là bao nhiêu.

* 80%
* 30%
* 50%
* 20%

Câu 4: Khi hai đồng nghiệp của bạn xung đột với nhau. Theo bạn quy trình nào sau đây mô tả phương pháp giải quyết xung đột trong giao tiếp một cách hiệu quả nhất.

* Lắng nghe – Đặt câu hỏi thu thập thông tin – Đưa ra giải pháp.
* Tách ra – Uống nước – Lắng nghe – Đặt câu hỏi – Đưa ra giải pháp.
* Đặt câu hỏi – Lắng nghe – Đưa ra giải pháp.
* Mời ngồi – Lắng nghe – Đưa ra giải pháp.

Câu 5: Lắng nghe và nghe thấy là hai khái niệm giống nhau theo bạn đúng hay sai.

* Đúng
* Sai

Câu 6: Trong quá trình giao tiếp, bạn có bao nhiêu thời gian để gây ấn tượng tốt cho người khác?

* 20 giây.
* 5 phút.
* 1 phút.

Câu 7: Khi giao tiếp xã giao với phụ nữ, theo bạn ai sẽ là người chủ động được quyền bắt tay người kia?

* Bạn.
* Phụ nữ.

Câu 8: Theo bạn kỹ năng giao tiếp tốt sẽ quyết định bao nhiêu sự thành công của bạn trong công việc và cuộc sống?

* 20%
* 50%
* 85%
* 70%

Câu 9: Cách tư duy nào sau đây sẽ luôn giúp bạn thành công hơn trong quá trình giao tiếp?

* Hãy đơn giản hóa vấn đề.
* Luôn nhìn người khác với con mắt tích cực.
* Xem người khác sai gì để mình trách.
* Luôn xem mình có thể học được gì từ người khác và mình sẽ giao tiếp như thế nào để tốt hơn.

Câu 10: Ba bí quyết nào sau đây sẽ luôn giúp bạn thành công, luôn được những người khác yêu mến trong cuộc sống và công việc?

* Góp ý thẳng thắn, Lắng nghe và Tôn trọng.
* Luôn tươi cười, Học cách khen ngợi, Lắng nghe.
* Đặt câu hỏi, Giúp đỡ nhiệt tình, Phê bình khi có sai sót.

Câu 11: Đáp án nào sau đây mô phỏng chuẩn xác nhất quy trình lắng nghe trong giao tiếp?

* Tập trung – Tham dự - Hiểu – Ghi nhớ - Hồi đáp – Phát triển
* Tập trung – Hiểu – Hồi đáp
* Tập trung – Hiểu – Tham dự - Hồi đáp – Phát triển
* Tập trung – Quan sát – Hiểu – Hồi đáp – Tham dự

Câu 12: Khi bạn giao tiếp, ấn tượng đầu tiên bạn ghi điểm là yếu tố nào?

* Dáng điệu, cử chỉ và trang phục.
* Cách nói chuyện hài hước.
* Lời chào thân ái.
* Cách mở đầu câu chuyện của bạn.

Câu 13: Giao tiếp không hiệu quả sẽ dẫn đến hậu quả chính nào?

* Xảy ra hiểu nhầm.
* Mọi người không lắng nghe nhau.
* Người nói không thể đưa ra chỉ dẫn rõ ràng.
* Mọi người không làm theo bạn.

Câu 14: Tại sao khi giao tiếp bạn nên tập trung vào ngôn ngữ hành vi và các biểu hiện của cơ thể.

* Cử chỉ và hành vi truyền đạt thông điệp quan trọng.
* Rất ít thông điệp được truyền đạt qua hành vi.
* Ngôn ngữ hành vi thường khó hiểu.
* Ngôn ngữ hành vi phụ thuộc vào văn hóa.

Câu 15: Trong các yếu tố gây nhiễu trong quá trình giao tiếp, đâu là các yếu tố chính?

* Môi trường ồn ào.
* Yếu tố bên trong.
* Thiếu tập trung.
* Sức khỏe.

Admin vắng mặt   Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này
Tuổi 03-09-2010, 02:51 PM   #7
hoctinhoc
Guest
 
Trả Lời: n/a

Kỹ năng 8: Kỹ năng giải quyết vấn đề


Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì chúng ta có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất.





Trong công việc hằng ngày, khi có một vấn đề nào đó xảy ra, chắc hẳn bạn thường phân vân không biết giải quyết theo hướng nào. Cũng có khi bạn thấy mệt mỏi và bị stress vì cứ phải gặp những vấn đề lặp đi lặp lại, từ những vụ việc đơn giản đến phức tạp. Nếu bạn đã và đang trong hoàn cảnh vừa nêu, thì đã đến lúc bạn phải nhìn lại mình và hãy trang bị cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết. Chuyên đề KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - PROBLEM SOLVING SKILLS sẽ giúp bạn giải được bài toán đó bằng việc cung cấp những thông tin hữu ích nhất để bạn có thể trau dồi thêm khả năng giải quyết vấn đề của mình.


Thông thường để giải quyết một vấn đề, về cơ bản có các bước sau:


1. Nhìn nhận và phân tích:

Trước khi bạn cố tìm hướng giải quyết vấn đề, bạn nên xem xét kỹ đó có thật sự là vấn đề đúng nghĩa hay không, bằng cách tự hỏi: chuyện gì sẽ xảy ra nếu...?; hoặc: giả sử như việc này không thực hiện được thì...? Bạn không nên lãng phí thời gian và sức lực vào giải quyết nếu nó có khả năng tự biến mất hoặc không quan trọng.

2. Xác định chủ sở hữu của vấn đề:

Không phải tất cả các vấn đề có ảnh hưởng đến bạn đều do chính bạn giải quyết. Nếu bạn không có quyền hạn hay năng lực để giải quyết nó, cách tốt nhất là chuyển vấn đề đó sang cho người nào có thể giải quyết.

Có một câu nói nửa đùa nửa thật nhưng cũng đáng để bạn lưu ý: “Nhiệt tình cộng với thiếu hiểu biết đôi khi thành phá hoại”.


3. Hiểu vấn đề:

Chưa hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề sẽ dễ dẫn đến cách giải quyết sai lệch, hoặc vấn đề cứ lặp đi lặp lại. Nếu nói theo ngôn ngữ của y khoa, việc “bắt không đúng bệnh” thì chỉ trị triệu chứng, chứ không trị được bệnh, đôi khi “tiền mất, tật mang”. Bạn nên dành thời gian để lấy những thông tin cần thiết liên quan vấn đề cần giải quyết, theo gợi ý sau: Mô tả ngắn gọn vấn đề; nó đã gây ra ảnh hưởng gì?; Vấn đề xảy ra ở đâu?; Lần đầu tiên nó được phát hiện ra là khi nào?; Có gì đặc biệt hay khác biệt trong vấn đề này không?

Ở đây ta cần tìm hiểu vấn đề bằng cách đặt ra những câu hỏi.

- Tính chất của vấn đề (khẩn cấp, quan trọng)?
- Yêu cầu chỉ thị của cấ
p trên là gì?
- Nguồn lực để
giải quyết vấn đề?
- Vấn đề này có thuộc quyền giải quyết củ
a mình hay không?
- Bản chất củ
a vấn đề là gì?
- Những đòi hỏi củ
a vấn đề?
- Mức độ khó - dễ của vấn đề?


4. Chọn giải pháp:

Sau khi đã tìm hiểu được cội rễ của vấn đề, nhà quản lý sẽ đưa ra được rất nhiều giải pháp để lựa chọn. Yếu tố sáng tạo sẽ giúp nhà quản lý tìm được giải pháp đôi khi hơn cả mong đợi. Cần lưu ý là một giải pháp tối ưu phải đáp ứng được ba yếu tố: có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề dài lâu, có tính khả thi, và có tính hiệu quả.

5. Thực thi giải pháp:

Khi bạn tin rằng mình đã hiểu được vấn đề và biết cách giải quyết nó, bạn có thể bắt tay vào hành động. Để đảm bảo các giải pháp được thực thi hiệu quả, nhà quản lý cần phải xác định ai là người có liên quan, ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi giải pháp, thời gian để thực hiện là bao lâu, những nguồn lực sẵn có khác.v.v...

6. Đánh giá:

Sau khi đã đưa vào thực hiện một giải pháp, bạn cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không. Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “calori chất xám” và nguồn lực ở những vấn đề khác lần sau.

Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi rườm rà nếu làm theo các bước trên. Vạn sự khởi đầu nan. Lần đầu tiên áp dụng một kỹ năng mới bao giờ cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm của bạn. Nếu bạn thường xuyên rèn luyện, thì dần dần kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ trở thành phản xạ vô điều kiện.

Sau khi đã đưa vào thực hiện một giải pháp, bạn cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không. Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “calori chất xám” và nguồn lực ở những vấn đề khác lần sau.


Các bước trên đây được xây dựng trên một nguyên tắc mà người ta tạm gọi là KOALA.


K: Thông tin (Knowledge)
O: Mụ
c tiêu (Objectives)
A: Phươ
ng án ( Alternatives):
L: Đánh giá và lựa chọ
n (Look ahead)
A: Hành động (Action)


Chúc các bạn có những quyết định sáng suốt khi giải quyết bất kỳ một vấn đề nào trong cuộc sống từ đơn giản đến phức tạp với những bí quyết, bài học và kinh nghiệm tiếp thu được qua chuyên đề của chuyên trang Athena kỹ năng mềm hay kỹ năng làm việc chuyên nghiệp của chúng tôi.



  Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này
Tuổi 03-09-2010, 02:55 PM   #8
Admin
Administrator
 
Avatar của Admin
 
Gia nhập: Aug 2009
Trả Lời: 11

Kỹ năng 9: Kỹ Năng Làm Việc Đồng Đội



Thế kỷ 21 là thế kỷ của làm việc theo nhóm trong tất cả mọi lĩnh vực. Cho dù đó là kinh tế, kỹ thuật hay văn học, nghệ thuật, bạn không thể thành công và chiến thắng nếu bạn chỉ là một cá nhân. Teamwork – đơn giản là một nhóm người cùng nhau làm việc, hay sâu hơn một chút, là đoàn kết để cùng đạt được một mục tiêu nào đó.



Nếu bạn dành thời gian lướt qua những bản tin tuyển dụng ngày nay, trong 10 vị trí đăng tuyển thì đã có đến 9 hay thậm chí cả 10 vị trí đòi hỏi ở ứng viên kỹ năng làm việc nhóm. Bởi nhà tuyển dụng không cần tuyển dụng một quyển sách, hay một cái máy vi tính mà thực chất là một con người có khả năng làm việc, hợp tác, tương tác với những thành viên khác. Vậy, mức độ quan trọng của khả năng làm việc nhóm là có thật. Nhưng để nhận thức nó, nhận thức khả năng hiện có của mình rồi đi đến thay đổi, tiến bộ và thành công lại là cả một quá trình.

Tầm quan trọng

Có khả năng làm việc nhóm tốt, đơn giản là bạn và mọi người có khả năng cùng nhau làm tốt công việc, đạt được mục tiêu đã đề ra bằng cách hiểu mình, hiểu nhau, làm tốt phần việc của mình và giúp người khác làm tốt việc của họ. Sự tương tác đa chiều trong một nhóm làm việc giúp cho mọi người có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình xuất sắc hơn nhờ giúp đỡ các thành viên khác. Để đạt được sự tương tác đa chiều này, ngoài việc nhóm cần có một trưởng nhóm giỏi, biết cách sắp xếp công việc, tổ chức môi trường làm việc sao cho các thành viên có thể dễ dàng trao đổi với nhau mà còn đòi hỏi một phần rất lớn ở bản thân mỗi người trong nhóm phải có kỹ năng tương tác, hợp tác để hiểu rõ mình và cộng sự của mình. Và nhóm làm tốt có nghĩa là bạn làm tốt, có nghĩa bạn là nhân viên có năng lực cao.

Hiệu quả của một kỹ năng không nằm ở cách ta thực hiện kỹ năng đó, mà ở kết quả khi ta sử dụng kỹ năng đó. Một người có khả năng trình bày thuyết phục vấn đề của mình chưa chắc là con người có khả năng phối hợp với mọi người, và có khi, ít nói chưa phải là nguyên nhân mà người ta không giao tiếp được với nhau. Do đó, đừng vội cho rằng mình không thể cộng tác với mọi người hay mình là người giỏi nhất. Bạn cần mọi người, và mọi người cần bạn.

Bạn thuộc về nhóm của bạn

Làm việc nhóm là một khái niệm quá phổ biến và bình thường, do đó, nhiều người coi đó như là một phạm trù mặc định không cần quan tâm mà quên rằng, đây là một trong những kỹ năng rất tổng quát, bao gồm nhiều kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hiểu con người, kỹ năng nhận thức bản thân và cả kỹ năng làm việc độc lập.

Tất cả mọi người đều đã được dành sẵn một vị trí thích hợp, một công việc thích hợp trong tập thể. Vì vậy, hãy bắt đầu bằng cách nhìn thẳng vào bản thân mình, để hiểu rõ tính cách của mình thuộc dạng nào, hướng nội hay hướng ngoại để tìm ra cách làm việc với mọi người chung nhất.

Có thể bạn là người hay nói lên ý kiến của mình, có thể bạn thường không nói ra điều mà mình suy nghĩ. Nhưng, dù bạn là ai, bạn cần nhớ rằng: bạn thuộc về nhóm của bạn, và bạn cần thuộc về nhóm của bạn. Điều đó có nghĩa là, khi định làm, định không làm, định nói hay định không trình bày một suy nghĩ nào, hãy trả lời câu hỏi, việc ấy có tốt cho nhóm hay không, việc ấy có giúp được mọi người không?

Để làm tốt công việc, để là một thành viên tốt, tất cả là kết tinh của kinh nghiệm và kiến thức. Chuyên đề trắc nghiệm kỹ năng mềm đầu tiên về chủ đề làm việc nhóm gồm có 3 bài trắc nghiệm và 2 video. Bạn sẽ được khám phá chính khả năng làm việc nhóm của mình, mức độ hiểu biết của mình về kỹ năng mềm, nghe các giám đốc nhân sự của các công ty lớn nói về mức độ quan tâm của họ đến kỹ năng của các ứng viên. Có thể tất cả là chưa đủ để xây dựng nên những con người có khả năng teamwork tốt, nhưng đủ để các bạn có được một nền móng cho sự phát triển các kỹ năng của mình và sau này sẽ trở thành một con người có năng lực.




Trắc nghiệm: Đánh giá khả năng làm việc theo nhóm của bản thân

"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Làm việc theo nhóm nghĩa là tất cả mọi người cùng hợp sức để tìm ra cách giải quyết vấn đề chung một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất; cùng nhau chia sẻ các ý tưởng và đem lợi thế của từng cá nhân phục vụ mục đích chung. Làm việc nhóm là kỹ năng không thể thiếu đối với một con người hiện đại. Làm việc nhóm không chỉ được áp dụng trong việc học ở trường mà còn là phương pháp làm việc hiệu quả ở công sở.

Vậy bạn có khả năng làm việc theo nhóm hay không? Hãy làm bài trắc nghiệm dưới đây để đánh giá khả năng làm việc theo nhóm của bản thân các bạn nhé!







1. Với hầu hết mọi dự án, tôi thích dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng của riêng hơn là làm việc và chia sẻ với mọi người.
  • a) Hoàn toàn đồng ý
  • b) Đồng ý
  • c) Không có ý kiến
  • d) Phản đối
  • e) Hoàn toàn phản đối
2. Trong khi tập trung vào sự nghiệp riêng, tôi vẫn nhiệt tình giúp đỡ các thành viên trong nhóm để họ cũng có thể thành công.
  • a) Hoàn toàn đồng ý
  • b) Đồng ý
  • c) Không có ý kiến
  • d) Phản đối
  • e) Hoàn toàn phản đối
3. Tôi luôn cảm thấy tôi là thành viên chăm chỉ nhất trong nhóm.
  • a) Hoàn toàn đồng ý
  • b) Đồng ý
  • c) Không có ý kiến
  • d) Phản đối
  • e) Hoàn toàn phản đối
4. Tôi luôn cố gắng tìm cách hòa đồng và cùng với mọi người hoàn thành tốt công việc chung.
  • a) Hoàn toàn đồng ý
  • b) Đồng ý
  • c) Không có ý kiến
  • d) Phản đối
  • e) Hoàn toàn phản đối
5. Tôi luôn muốn tìm ra những giải pháp tốt nhất cho những vấn đề mà cả nhóm đang gặp phải, tuy nhiên tôi lại không nhận được nhiều sự khuyến khích cũng như khen ngợi về việc đó.
  • a) Hoàn toàn đồng ý
  • b) Đồng ý
  • c) Không có ý kiến
  • d) Phản đối
  • e) Hoàn toàn phản đối
6. Nhìn chung trong nhóm mọi người thường thích làm việc với tôi nhất.
  • a) Hoàn toàn đồng ý
  • b) Đồng ý
  • c) Không có ý kiến
  • d) Phản đối
  • e) Hoàn toàn phản đối
7. Tôi biết lợi ích của làm việc nhóm, đó là tạo ra nhiều sáng kiến và giải pháp mới cũng như chia sẻ bớt khối lượng công việc lớn.
  • a) Hoàn toàn đồng ý
  • b) Đồng ý
  • c) Không có ý kiến
  • d) Phản đối
  • e) Hoàn toàn phản đối
8. Cho dù thích hay không thì môi trường làm việc luôn đòi hỏi tôi phải có khả năng làm việc nhóm.
  • a) Hoàn toàn đồng ý
  • b) Đồng ý
  • c) Không có ý kiến
  • d) Phản đối
  • e) Hoàn toàn phản đối
9. Tôi nhận thấy mình phải gánh vác hầu hết công việc trong nhóm nhưng không ai đánh giá cao tôi về điều đó.
  • a) Hoàn toàn đồng ý
  • b) Đồng ý
  • c) Không có ý kiến
  • d) Phản đối
  • e) Hoàn toàn phản đối
10. Tôi là người linh hoạt và thích nghi nhanh với những điều kiện mới.
  • a) Hoàn toàn đồng ý
  • b) Đồng ý
  • c) Không có ý kiến
  • d) Phản đối
  • e) Hoàn toàn phản đối
Trắc nghiệm: Khả năng lãnh đạo nhóm (tiếp theo)



Thăng tiến lên vị trí cao hơn, đồng nghĩa với thu nhập cao hơn, quyền hạn cao hơn và trách nhiệm lớn hơn. Trở thành nhóm trưởng, trưởng phòng hay xa hơn là nhà lãnh đạo, đòi hỏi ở con người không những ở kiến thức chuyên môn mà còn hàng loạt kỹ năng mềm, bản lĩnh và tính cách dung hòa.

“Trắc nghiệm: khả năng lãnh đạo nhóm” không đủ để kiểm chứng bạn có khả năng là một leader tốt không, nhưng những câu hỏi của trắc nghiệm này là những tình huống thực tế, có thể giúp bạn định hình những khó khăn, cảm nhận áp lực và trách nhiệm của một trưởng nhóm, từ đó chuẩn bị những kế hoạch bù dắp những khiếm khuyết của mình.






1. Khi phân công việc trong nhóm. Bạn có tin tưởng vào khả năng hoàn thành của các thành viên trong nhóm?
  • Đã phân việc cho các thành viên. Bạn tin tưởng vào khả năng hoàn thành của cá nhân ấy. Chính là tạo cơ hội cho các thành viên cọ xát trong công việc.
  • Chỉ những thành viên xuất sắc trong nhóm là tin tưởng nhất.
  • Điều cần thiết của một người trưởng nhóm là luôn theo sát tiến độ công việc của các thành viên chứ làm sao mà mọi người tự giác được.
2. Nếu “deadline” của nhóm gần kề nhưng tiến độ công việc chưa đạt như yêu cầu. Áp lực có ảnh hưởng đến những công việc của bạn.
  • Cố gắng động viên các bạn gấp rút hoàn thành công việc cho kịp tiến độ.
  • Chuẩn bị thông báo các thành viên: “làm thêm giờ các bạn nhé!!”
  • Nhóm mình đều là những người có năng lực, hãy cứ tự tin làm việc, chắc chắn sẽ kịp tiến độ.
3. Khi các thành viên trong nhóm đóng góp ý kiến:
  • Nhiều người nhiều ý quá thì làm sao cả nhóm thống nhất được. Bạn chỉ quan tâm những ý kiến của những thành viên xuất sắc thôi.
  • Khuyến khích, lắng nghe và trân trọng mọi ý kiến, vì từ những đóng góp đó, sự sáng tạo mới không bị giới hạn.
  • Trong số các ý kiến đưa ra chỉ quan tâm các ý kiến độc đáo.
4. Khả năng hòa nhập của bạn. Mỗi khi tham gia vào nhóm mới :
  • Hoàn toàn thoải mái. Luôn có động lực để theo các kế hoạch của nhóm.
  • Tùy vào những thành viên trong nhóm có tốt, có cởi mở hay không.
  • Mới tham gia thì không nên cởi mở quá. Có gì rút lui cũng tiện.
5. Bạn có bao giờ làm việc theo một thời gian biểu cụ thể :
  • Tùy vào công việc rồi mới quyết định có nên lập thời gian biểu hay không.
  • Tùy cơ ứng biến
  • Phải có thời gian biểu thì mới làm việc được chứ.
6. Ở vị trí trường nhóm. Giao tiếp với nhiều người có cần thiết với bạn.
  • Đó là một phần không thể thiếu của công việc.
  • Chỉ nên trong giao tiếp công việc thôi, còn những việc khác thì có gì nói đâu.
  • Quan điểm của bạn là không cần thiết phải giao tiếp nhiều thì mới thành công.
7. Khi dự án có tình huống ngoài dự kiến xảy ra. Khả năng xử lý tình huống của bạn dựa trên yếu tố:
  • Luôn tự tin vào kinh nghiêm và năng lực giải quyết các khó khăn trước đây của bạn.
  • Lập tức thông báo tình hình với cấp trên đồng thời lấy ý kiến của các thành viên trong nhóm.
  • Dựa vào kinh nghiệm bạn và ý kiến của các thành viên rồi đưa ra biện pháp khả thi nhất cho tình huống đó.
8. Bạn có giải pháp hay nhưng các thành viên lại nghĩ ý tưởng đó khó khả thi. Bạn nghĩ mình đủ thuyết phục các thành viên?
  • Sẽ lập luận bảo vệ giải pháp này.
  • Dựa vào sự góp ý của các thành viên. Nếu bạn nghĩ giải pháp này có khả năng thực hiện thì sẽ cố thuyết phục mọi người. Nếu thật sự giải pháp khó khả thi thì sẽ bảo lưu lại.
  • Các thành viên không đồng ý. Đa số thắng thiểu số.
9. Là trưởng nhóm. Bạn có nên là người “tiên phong” cho dự án của nhóm?
  • Bạn là người đứng đầu nên cần phải “tiên phong”.
  • Nếu dự án có nhiều khó khăn đòi hỏi người có nhiều kinh nghiệm để giải quyết. Bạn sẽ là người “tiên phong”.
  • Sẽ giao cho thành viên xuất sắc trong nhóm. Bạn nên là người đưa ra quyết định.
10. Sau khi tính toán kết quả. Công việc sẽ gặp nhiều khó khăn. Bạn nghĩ cần làm gì tốt cho nhóm của bạn.
  • Sẽ từ bỏ công việc đó. Tìm dự án mới khả thi hơn.
  • Tiếp tục triển khai. Khó khăn đến đâu tháo gỡ đến đó.
  • Thảo luận với các thành viên. Tìm các phương án khả thi nhất. Rồi bạn sẽ quyết định.

Admin vắng mặt   Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này
Tuổi 03-09-2010, 04:23 PM   #9
hoctinhoc
Guest
 
Trả Lời: n/a

Kỹ năng 10: Kỹ Năng Đàm Phán



Trong kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng muốn đạt kết quả, lợi nhuận cao nhất. Ðiều đó phụ thuộc rất nhiều ở tài ngoại giao, đàm phán, thương thảo hợp đồng của nhà kinh doanh trên thương trường. Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được cái mà ta mong muốn từ người khác. Đó là quá trình giao tiếp có đi có lại được thiết kế nhằm thỏa thuận trong khi giữa ta và bên kia có...

1- Khái niệm đàm phán:


Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được cái mà ta mong muốn từ người khác. Đó là quá trình giao tiếp có đi có lại được thiết kế nhằm thỏa thuận trong khi giữa ta và bên kia có những quyền lợi có thể chia sẻ và có những quyền lợi đối kháng.
Francois de Cailere, một nhà đàm phán, thương thuyết nổi tiếng của Pháp ngay từ năm 1716 đã khẳng định: "Một nhà đàm phán kinh doanh giỏi phải là người mềm dẻo như ngọn cỏ và cũng phải cứng rắn như một khối đá. Người đó phải có phản xạ ứng xử nhanh nhậy và phải là người biết lắng nghe, lịch sự và có thể đem lại cảm giác dễ chịu cho đối tác. Song đồng thời cũng phải biết tranh luận, thuyết phục bằng cách biết hé lộ, đưa ra những thông tin có vẻ là bí mật đối với người khác.
Nhà đàm phán giỏi còn phải biết tự chế ngự mình để thông tin có vẻ là bí mật đối với người khác để tránh bị mắc vào chủ định, thậm chí bẫy của đối tác, tránh buột miệng nói những lời chưa kịp nghĩ và không bị chi phối bởi định kiến chủ quan.

2 - Những nguyên tắc cơ bản:

  • Đàm phán là một hoạt động tự nguyện.
  • Một bên muốn thay đổi tình hình hiện tại và tin rằng có thể đạt được.
  • Mục đích của đàm phán là thỏa thuận.
  • Không phải mọi cuộc đàm phán đều kết thúc bằng thỏa thuận.
  • Không đạt được thỏa thuận có khi là kết quả tốt.
  • Thời gian là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả đàm phán.
  • Không để cuộc đàm phán bị phá vỡ hoàn tòan.
  • Kết quả mỹ mãn là cải thiện được tình hình hiện tại của cả 2 bên.
  • Tiến trình bị ảnh hưởng bởi những người đàm phán của các bên.
3 - Các phương pháp đàm phán


Đàm phán có thể chia ra làm 3 phương pháp cơ bản:

Đàm phán mềm

  • Mục tiêu: Đạt được thỏa thuận, có thể nhượng bộ để tăng tiến quan hệ
  • Thái độ : Mềm mỏng, Tín nhiệm đối tác, Dễ thay đổi lập trường
  • Cách làm : Đề xuất kiến nghị
  • Điều kiện để thỏa thuận: Nhượng bộ để đạt được thỏa thuận
  • Phương án: Tìm ra phương án đối tác có thể chấp thuận, Kiên trì muốn đạt được thỏa thuận
  • Biểu hiện: Hết sức tránh tính nóng nảy
  • Kết quả: Khuất phục trước sức ép của đối tác
Đàm phán cứng
  • Mục tiêu : Giành được thắng lợi, Yêu cầu bên kia nhượng bộ
  • Thái độ : Cứng rắn, Giữ vững lập trường
  • Cách làm : Uy hiếp bên kia, thể hiện sức mạnh
  • Điều kiện để thỏa thuận : Để đạt được cái muốn có mới chịu thỏa thuận
  • Tìm ra phương án mà mình chấp thuận
  • Kiên trì giữ vững lập trường
  • Biểu hiện : Thi đua sức mạnh ý chí giữa đôi bên
  • Kết quả : Tăng sức ép khiến bên kia khuất phục hoặc đổ vỡ.
Đàm phán nguyên tắc
  • Mục tiêu : Giải quyết công việc hiệu quả
  • Phân tích công việc và quan hệ để trao đổi nhượng bộ
  • Thái độ : Mềm dẻo với người, cứng rắn với công việc
  • Sự tín nhiệm không liên quan đến đàm phán
  • Trọng điểm đặt ở lợi ích chứ không ở lập trường
  • Cách làm : Cùng tìm kiếm lợi ích chung
  • Điều kiện để thỏa thuận : Cả 2 bên cùng có lợi
  • Vạch ra nhiều phương án cho 2 bên lựa chọn
  • Kiên trì tiêu chuẩn khách quan
  • Biểu hiện: Căn cứ vào tiêu chuẩn khách quan để đạt được thỏa thuận
  • Kết quả: Khuất phục nguyên tắc chứ không khuất phục sức ép.
Những nguyên tắc thành công trong đàm phán
1. Ấn tượng ban đầu.

Không nên đối đầu ngay với đối tác đàm phán bằng những yêu cầu định hỏi. Trước hết phải tạo ra một không khí tin cậy, dễ chịu bằng một vài câu nói mang tính cá nhân bằng cử chỉ và thái độ vui vẻ, dễ chịu. Bạn luôn nhớ rằng sẽ không bao giờ có cơ bội lần thứ hai để gây ấn tượng ban đầu. Sau đó bạn sẽ bắt đầu nói về chủ đề nội dung mà bạn định đàm phán, thương thuyết với đối tác.

2. Chú ý tới các cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể trong khi đàm phán.

Ít nhất một nửa thông tin định truyền đạt trong đàm phán được thông qua và tiếp nhận qua các cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể bạn. ít nhất một phần ba thông tin được tiếp nhận thông qua tiếng nói, giọng điệu và cách nói của người đàm phán. Một gương mặt hồ hởi, thái độ cởi mở sẽ nhanh chóng tạo nên thiện cảm từ phía đối tác đàm phán. Ý thức đánh giá cao, coi trọng đối tác của người đám phán sẽ thể hiện ngay trong cách thể hiện, giọng điệu và cách nói. Chỉ có thể đàm phán và thuyết phục thành công nếu tự người đàm phán không có ý thức và cảm giác mình sẽ hoặc đang đóng kịch với đối tác.

3. Phải xác định rõ mục tiêu đàm phán và luôn luôn bám sát theo đuổi mục tiêu này trong suốt quá trình đàm phán.

Người nào không biết rõ mình muốn gì thì sẽ thường đạt được kết quả mà mình không mong muốn. Vì vậy, trước khi vào cuộc đàm phán thương thuyết, người đàm phán phải cố gắng chia tách mục tiêu cuối cùng của mình thành những mục tiêu nhỏ mà mình phải trao đổi với đối tác và đạt được kết quả. Nếu càng có nhiều mục tiêu cụ thể và luôn theo đuổi các mục tiêu này trong quá trình đàm phám thì kết quả cuối cùng của đàm phán càng chóng đạt được.

4. Người đàm phán tốt phải biết rèn cho mình có khả năng lắng nghe đối tác nói.

Người ta nói rằng người thắng cuộc bao giờ cũng là người biết nghe. Chỉ có ai thật sự quan tâm chú ý lắng nghe đối tác đàm phán với mình nói gì, muốn gì thì người đĩ mới có những phản ứng, lý lẽ phù hợp có lợi cho mình. Khi nghe đối tác trình bày cần phải biết phân biệt tâm trạng, thái độ của họ. Xem họ có biểu hiện trạng thái quá hưng phấn, bốc đồng, ức chế hay bực bội không. Cũng có thể đối tác đàm phán đang muốn lôi kéo, cuốn hút về một hướng khác và tìm cách khai thác thêm thông tin.

5. Phải biết trình bày, sử dụng từ ngữ một cách khôn khéo, linh hoạt.

Đừng bao giờ nói rằng vấn đề này mình có quan điểm khác mà nên nói về cơ bản mình cũng nghĩ như vậy nhưng chỉ muốn nhấn mạnh thêm điểm này. Ðừng nói thẳng rằng đối tác có cách nhìn nhận sai lầm mà nên nói đó cũng là một cách nhìn nhận đúng nhưng chúng ta cũng thử lật lại vấn đề một lần nữa xem sao. Ðừng bao giờ nói hàng hóa, dịch vụ của mình là rẻ vì rẻ thường đem lại ấn tượng hay suy diễn không tốt về chất lượng. Khi đang tranh cãi, đàm phán về giá cả thì đừng nói: chúng ta sẽ không đạt được kết quả nếu chỉ đàm phán về giá mà nên chuyển hướng. Trước khi tiếp tục đàm phán về giá cả, chúng ta nên trao đổi xem xét thêm chất lượng, hình thức của hàng hóa, phương thức thanh tóan,... Nếu đối tác bị ấn tượng thì vấn đề giá cả không còn quá gay cấn khi tiếp tục đàm phán.

6. Người đàm phán kinh doanh phải biết

hỏi nhiều thay vì nói nhiều.


Người nào hỏi nhiều thì người đó sẽ có lợi thế, không chỉ về thông tin mà cả về tâm lý, về tính chủ động trong đàm phán. Những câu hỏi hợp lý khéo léo sẽ chứng minh cho đối tác là mình luôn luôn lắng nghe, quan tâm đến điều họ đang nói. Chính trong thời gian lắng nghe bạn có thể phân tích, tìm hiểu các động cơ, ý muốn của đối tác đàm phán. Tùy từng trường hợp có thể đặt câu hỏi trực tiếp hay gián tiếp. Câu hỏi trực tiếp thường được đặt ra khi mới bắt đầu đàm phán, giúp giảm bớt khoảng cách giữa hai bên đàm phán và có được nhiều thông tin trước khi thật sự bắt đầu đàm phán. Các câu hỏi gián tiếp cũng có thể là câu hỏi đón đầu, thường sử dụng ở những giai đoạn sau của cuộc đàm phán thương thuyết. Khi cần làm rõ hay khẳng định một điều gì, nên đặt câu hỏi sao cho đối tác chỉ cần trả lời có hay không. Tất nhiên phải thận trọng nếu đặt nhiều câu hỏi loại này vì sẽ gây cho đối tác cảm giác bực mình, khó chịu.

7. Người đàm phán cần phải biết mình có thể được phép đi tới đâu, tự do đàm phán tới giới hạn nào.

Ðâu là điểm thấp nhất mà mình có thể chấp nhận được. Ðâu là điểm mình không bao giờ được thay đổi theo hướng có lợi cho đối tác. Biết được giới hạn đàm phán, tức là sẽ biết được thời điểm phải ngừng hay chấm dứt đàm phán và chuyển hướng, tìm phương án giải quyết khác. Không phải cuộc đàm phán thương thuyết thương mại nào cũng dẫn đến ký kết hợp đồng thương mại. Người có khả năng đàm phán tốt phải là người có đủ dũng cảm và quyết đóan không chịu ký kết một hợp đồng kinh doanh nếu có thể gây bất lợi cho mình. Ðể đàm phán thành công, không nên thực hiện cứng nhắc theo nguyên tắc "được ăn cả, ngã về không".

8. Ðể thành công trong đàm phán kinh doanh, cần có một ý thức, tư duy sẵn sàng thoả hiệp nếu cần thiết.

Có khi "một món quà nhỏ", một sự nhường nhịn, chấp nhận nhỏ cho đối tác thì có thể đem lại cho bạn cả một hợp đồng kinh doanh béo bở. Ðàm phán kinh doanh là một quá trình thường xuyên phải chấp nhận "cho và nhận"; phải cân nhắc so sánh, phải tranh luận và chờ đợi. Ðừng nên để xuất hiện cảm giác lộ liễu có người thắng và người thua sau cuộc đàm phán kinh doanh, nếu như bạn còn tiếp tục kinh doanh với đối tác đó. Kết quả đàm phán là cả hai bên đều có lợi, là sự trao đổi tự nguyện giữa hai bên. Vì vậy, khi đàm phán không chỉ chú ý cứng nhắc một chiều quyền lợi, mục đích riêng của một bên mà phải chú ý đến cả nhu cầu của bên kia.

9. Ðể tránh cho những hiểu lầm vô tình hay hữu ý và để tránh nội dung đàm phán, thương thuyết bị lệch hướng, nhà đàm phán phải biết nhắc lại kết luận những điểm đã trao đổi, thống nhất giữa hai bên trước khi chuyển sang nội dung đàm phán mới.

Làm được điều đó tức là nhà đàm phán đã chủ động điều tiết buổi thương thuyết. Những điểm chưa rõ có thể sẽ được giải quyết khi được nhắc lại. Nếu khéo léo thì nhà thương thuyết có thể đưa cả hướng giải quyết cho điểm nội dung đàm phán tiếp theo. Thực hiện việc nhắc lại và tóm tắt từng nội dung đã đàm phán sẽ giúp cho nhà thương thuyết luôn luôn không xa rời mục tiêu đàm phán, quá trình đàm phán trở nên có hệ thống, bài bản và là cơ sở cho những lần đàm phán tiếp theo.


  Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này
Tuổi 20-11-2010, 03:59 PM   #10
hoctinhoc
Guest
 
Trả Lời: n/a

CÁCH THỨC TỔ CHỨC BUỔI HỌP HIỆU QUẢ





Họp là một hoạt động cần thiết trong quá trình tiến hành công việc của một tổ chức hay nhóm dự án. Vì những cuộc họp này thường xuyên diễn ra và đều có tính chất quan trọng, nên chúng phải được tổ chức sao cho có thể phát huy hiệu quả cao nhất. Bạn có thể có các cuộc họp hiệu quả, nếu lưu ý đến những khía cạnh chủ yếu sau đây của cuộc họp: chuẩn bị, diễn tiến cuộc họp, và theo dõi sau cuộc họp.

Chuẩn bị

Bạn chắc hẳn đã từng tham dự các cuộc họp chỉ được chuẩn bị sơ sài hoặc không hề chuẩn bị. Những cuộc họp đó chắc chắn là không thể đạt kết quả. Đôi khi, mục đích của cuộc họp không được xác định rõ ràng, hay những cá nhân có vai trò quan trọng lại không được mời tham gia. Bạn có thể tránh những sai lầm này bằng cách làm theo những quy tắc thông thường sau:

• Đảm bảo tất cả các cuộc họp của bạn là cần thiết.

Bởi vì họp hành làm tiêu phí thời gian của những người dự họp, nên nếu có thể đạt được mục tiêu mà không cần hội họp, bạn hãy làm như vậy.

• Làm rõ tất cả các mục tiêu của cuộc họp.
Mỗi người tham dự phải trả lời được những câu hỏi sau: Tại sao tôi có mặt ở đây? Nếu mục đích của cuộc họp là ra một quyết định, hãy thông báo trước cho mọi người về điều đó để họ có thời gian chuẩn bị đầy đủ những tài liệu cần thiết.

• Mời đúng người dự họp.
Chỉ mời những người có thể đóng góp ý kiến, những người cần phải tham dự hoặc những người có thể học hỏi từ cuộc họp này.

• Hãy phổ biến trước lịch trình cuộc họp.
Chương trình họp cũng gián tiếp xác định các mục tiêu của cuộc họp.

• Thăm dò trước những nhân vật chủ chốt sẽ tham dự cuộc họp.

Bạn sẽ chủ động hơn cho cuộc họp, nếu bạn biết trước những người tham dự nghĩ gì về các mục quan trọng trên chương trình họp. Những điều bạn biết có thể gợi ý về một số sửa đổi trong chương trình.

• Yêu cầu mọi người sẵn sàng.
Điều này có nghĩa là đẩy nhanh tốc độ xử lý vấn đề; đem theo các tài liệu, báo cáo, vật dụng liên quan, sẵn sàng tham gia thảo luận và ra quyết định.

Diễn tiến cuộc họp
Để cuộc họp diễn ra suôn sẻ như mong muốn, bạn nên thực hiện những điều sau:

• Xác định mục đích cuộc họp.
Cho dù bạn đã nói rõ mục đích khi mời mọi người dự họp, nhưng bạn vẫn nên nhắc lại.

• Hãy để mọi người được bày tỏ ý kiến.
Nếu một vài cá nhân chiếm lĩnh hết thời gian cuộc họp, hoặc nếu một vài người tham dự ngại phát biểu, bạn hãy nói: “Cảm ơn ý kiến của anh, Phil. Còn suy nghĩ của cô về vấn đề này là gì, Charlotte?”.

• Giữ cho cuộc thảo luận khỏi lạc đề.
Những cuộc họp vượt ra ngoài các vấn đề chính sẽ chỉ làm mọi người lãng phí thời gian.

• Kết thúc bằng việc xác nhận và một kế hoạch hành động cụ thể.
Cuộc họp của bạn nên dẫn đến một hành động nào đó. “Chúng ta hãy quyết định thuê DataWhack cài đặt hệ thống máy chủ mới. Và như đã nhất trí, tôi sẽ làm đơn đặt hàng, Bill sẽ gọi điện cho nhân viên bán hàng và lên lịch trình, còn Janet chịu trách nhiệm tìm người thanh lý hệ thống máy chủ của chúng ta”.

Theo dõi sau cuộc họp
Sau khi cuộc họp kết thúc, tất cả mọi người thường có xu hướng xả hơi và nói: “May quá, cuộc họp đã kết thúc”. Nhưng nó chưa thật sự kết thúc, nếu bạn là người điều khiển một cuộc họp hoặc nhận trách nhiệm về những hoạt động sau cuộc họp đó và phải soạn thảo một biên bản họp theo tinh thần này:

Người gửi: Richard
Người nhận: Nhóm dự án công nghệ thông tin.

Cảm ơn các bạn đã tham dự cuộc họp sáng nay. Chúng ta đã chọn DataWhack làm nhà cung ứng chính cho hệ thống máy chủ mới của chúng ta. Tôi xem đây là một cơ hội tốt và là một quyết định đưa chúng ta tiến gần hơn đến việc hoàn tất dự án. Các hành động sau quyết định này là:

• Tôi sẽ làm đơn đặt hàng.
• Bill sẽ liên hệ với nhân viên bán hàng về lịch làm việc.
• Janet sẽ bắt đầu tìm người thanh lý hệ thống máy chủ cũ.

Hãy hoàn tất những công việc trên trong tuần nay. Sau đó chúng ta có thể chuyển qua nhiệm vụ kế tiếp.
Biên bản họp này có tác dụng khuyến khích mọi người thông qua việc nói rằng họ đang tiến gần hơn đến mục tiêu của mình, đồng thời nhắc nhở một số người tham dự về các bước hành động tiếp theo mà họ đã nhất trí trong cuộc họp.


Nguồn: Quản lý dự án lớn và nhỏ



  Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này
The Following User Says Thank You to hoctinhoc For This Useful Post:
Gửi trả lời


Công Cụ
Xếp Bài

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Hình Cảm xúc đang Mở
[IMG] đang Mở
Mã HTML đang Tắt




Bây giờ là 03:28 AM. Giờ GMT +7



Diễn đàn tin học QuantriNet
quantrinet.com | quantrimang.co.cc
Founded by Trương Văn Phương | Developed by QuantriNet's members.
Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.